Vũ khí tiềm tàng trong cuộc chiến thương mại

Ngân Hà (Theo CNBC)

Một công nhân đóng gói các thiết bị điện thoại thông minh ở dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất Huawei, tại Đông Quan, Trung Quốc.

Trung Quốc đang thực hiện các thay đổi về môi trường kinh doanh, một động thái dự kiến sẽ tăng mạnh số lượng dữ liệu các công ty phải chia sẻ với chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc muốn hợp nhất thông tin từ các doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc – cả các công ty trong lẫn ngoài nước – và tích hợp vào một cơ sở dữ liệu số tập trung, theo báo cáo được công bố ngày 28 tháng 8 của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, hợp tác với Sinolytics

Mặc dù Bắc Kinh khẳng định hệ thống này nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh “công bằng, minh bạch và có thể dự đoán được”, nhưng có những lo ngại về cách chính phủ sử dụng dữ liệu, đặc biệt là khi căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ. Hệ thống mới cũng có thể giúp cho Trung Quốc gần hơn với mục tiêu tạo ra một “hệ thống tín dụng xã hội” quốc gia, phân tích chỉ ra

Cơ sở dữ liệu mới cho phép chính phủ theo dõi và giám sát hoạt động của tất cả các doanh nghiệp tại Trung Quốc. Nó cũng tìm cách cải thiện cách các công ty tuân thủ luật pháp và tăng hình phạt cho những công ty làm việc với các đối tác liên quan đến hoạt động gian lận.

Một phiên bản thử nghiệm của cơ sở dữ liệu khổng lồ này – được gọi là Hệ thống “Giám sát + Internet” quốc gia – có thể sẽ được phát hành vào tháng 9 và sẽ ra mắt  phiên bản cuối cùng vào cuối năm nay, theo báo cáo của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc và Sinolytics.

Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, cho biết trong một sự kiện báo chí, hệ thống mới có thể giúp san bằng sân chơi giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Trung Quốc. Đồng thời cũng giúp thực thi luật pháp Trung Quốc tốt hơn vì có ít cơ hội hơn cho những hành vi tham ô của các quan chức chính phủ, ông nói thêm.

“Chúng tôi nghĩ rằng nó có tác dụng thanh lọc đối với Trung Quốc”, ông nói.

“Hệ thống tín dụng xã hội” của Trung Quốc

Hệ thống giám sát doanh nghiệp dường như là chìa khóa để biến hệ thống tín dụng xã hội đang bị tranh cãi nhiều của đất nước này trở thành hiện thực. Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là tích hợp vô số kênh thu thập thông tin đã có ở Trung Quốc, qua đó tạo ra một hệ thống uy tín xã hội quốc gia vào năm 2020.

Khi hoàn thành, hệ thống tín dụng xã hội đầy đủ sẽ nhắm vào các công dân, doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc. Nó sẽ bao gồm ba phần: cơ sở dữ liệu chính, hệ thống danh sách đen và cấu trúc thưởng – phạt, theo công ty nghiên cứu Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh

Hầu hết các bài báo cho đến nay đều tập trung vào cách hệ thống tín dụng xã hội này sẽ theo dõi các hành động cá nhân ở Trung Quốc như thế nào, nhưng chính phủ dường như đang tăng cường nhấn mạnh vào khía cạnh doanh nghiệp.

Trên thực tế, vào tháng 6 Hội đồng Nhà nước đã đồng ý thiết lập một hệ thống hồ sơ tín dụng cho “những người tham gia trên thị trường” và “các tổ chức” để khen thưởng và trừng phạt “những hành động tốt hoặc các hành vi gian lận” và ràng buộc họ vào số đăng ký của công ty.

Về mặt lý thuyết, một khi hệ thống tín dụng xã hội doanh nghiệp (SCS) hoạt động, chính phủ có thể biết liệu một công ty có tuân thủ các quy định không, theo báo cáo của Phòng EU và Sinolytics.

“Điểm số cao hơn đồng nghĩa với mức thuế thấp hơn, các điều kiện tín dụng tốt hơn, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn và có nhiều cơ hội mua sắm công hơn cho các công ty. Điểm số thấp hơn dẫn đến điều ngược lại, và thậm chí có thể bị liệt vào danh sách đen”, báo cáo cho biết.

Phân tích cũng lưu ý rằng các công ty sẽ phải gánh vác việc theo dõi các đối tác kinh doanh của họ, chẳng hạn như các nhà cung cấp có tuân thủ quy tắc của chính phủ hay không. Xếp hạng của từng nhân viên cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số của công ty.

Nhưng các tác giả cảnh báo: “Không có gì quá đáng khi nói rằng SCS doanh nghiệp sẽ là hệ thống toàn diện nhất được tạo ra bởi bất kỳ chính phủ nào để áp đặt một thị trường tự điều chỉnh, nhưng cũng không thể không tưởng tượng rằng SCS doanh nghiệp có nghĩa là sống hay chết đối với các công ty tư nhân” .

Một vũ khí tiềm tàng trong cuộc chiến thương mại

Một hệ thống có thể hạn chế tiếp cận thị trường làm tăng đáng kể mối lo ngại cho các công ty nước ngoài, và điều đó đặc biệt phù hợp với tranh chấp thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

CEO của Sinolytics, Bjorn Conrad ước tính dữ liệu mà các công ty cung cấp có thể gấp mười lần so với yêu cầu hiện tại. Ông chỉ ra rằng hầu hết các thông tin đều không nhạy cảm, nhưng ông rất ngạc nhiên về cách các cơ quan của chính phủ đang phối hợp một cách nhanh chóng với nhau để đưa hệ thống lên và vận hành.

“Đây là cơ hội để sử dụng hệ thống theo cách nhắm mục tiêu chính đáng giữa cuộc xung đột thương mại”, Mitch Conrad cho biết.

Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước cải thiện khả năng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Một luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 sẽ giải quyết một số khiếu nại về chuyển giao công nghệ bắt buộc và thiếu bảo vệ sở hữu trí tuệ – những điểm chính trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Nhưng báo cáo của Phòng thương mại EU và Sinolytics chỉ ra rằng việc triển khai hệ thống tín dụng xã hội cho thấy Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh các loại kiểm soát khác như thế nào.

Các hệ quả đối với doanh nghiệp

Cũng có những lo ngại rằng các nhà chức trách đang phát triển các danh sách đen song song, làm tăng mối lo ngại về mối liên hệ tiềm năng của họ với hệ thống tín dụng xã hội doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý thị trường giám sát các hoạt động độc quyền và đăng ký giấy phép, đang lập một danh sách về các công ty “không đáng tin”. Cơ quan quản lý thị trường đã không phản hồi về việc danh sách này có liên quan đến Hệ thống “Internet + Giám sát” quốc gia hay không.

Bộ Thương mại cũng có kế hoạch về một danh sách các công ty không đáng tin, được công bố vào cuối tháng 5 sau quyết định của Hoa Kỳ đưa gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc Huawei vào danh sách đen ngăn chặn hoạt động kinh doanh với các nhà cung cấp ở Mỹ.

Trong một cuộc họp báo vào thứ Năm tuần trước, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Gao Feng nói rằng theo như ông hiểu, danh sách các doanh nghiệp không đáng tin tách biệt với hệ thống tín dụng.

“Một điều mà tôi muốn nhấn mạnh là, chính phủ Trung Quốc tăng cường phát triển hệ thống tín dụng xã hội doanh nghiệp, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh hợp pháp chuẩn hơn, công bằng, minh bạch hơn và có thể dự đoán được” ông Gao Gao cho biết.

Một trong những khác biệt chính giữa môi trường kinh doanh của Trung Quốc và của các nước lớn ở Bắc Mỹ và Châu Âu là vai trò của pháp luật.

Ở các nước phương Tây, chính phủ và các công ty tư nhân phải tuân thủ luật pháp. Ở Trung Quốc, việc tôn trọng luật pháp có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào sự sẵn sàng và giải thích về cách thực thi luật pháp, thường đóng góp vào sự thay đổi trong thực tiễn ở cấp tỉnh hoặc thành phố. Điều đó có thể tạo ra một số cơ hội kinh doanh nhất định, nhưng cũng không chắc chắn.

Kendra Schaefer, người đứng đầu ngành kỹ thuật số và cũng là trưởng dự án cho nghiên cứu về tín dụng xã hội của công ty nghiên cứu và phân tích Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, “có rất nhiều công ty ở đây có mức độ hài lòng trong các khu vực màu xám … sự xuất hiện của (hệ thống tín dụng xã hội), có nghĩa là họ không thể làm điều đó nữa”.

Tuy nhiên, cô cho biết mối quan tâm lớn nhất đối với các công ty là một vi phạm đơn giản có thể gây ra hậu quả đáng kể. Hệ thống đánh giá lòng tin của xã hội đối với doanh nghiệp có thể buộc các công ty nước ngoài phải hoạt động phù hợp với chính quyền Trung Quốc và chống lại lợi ích của nước ngoài.

Hệ thống sẽ được thực hiện như thế nào

Năm công ty công nghệ lớn có liên quan đến việc thiết lập hệ thống. Website của chính phủ đã tuyên bố đấu thầu dự án được mở vào ngày 19 tháng 3 và giá trúng thầu là 52,78 triệu nhân dân tệ (7,54 triệu đô la).

Báo cáo của Phòng thương mại EU và Sinolytics tóm tắt các nhiệm vụ như sau:

  • Taiji Computer có trụ sở tại Bắc Kinh có trách nhiệm nhất trong việc tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau vào một nền tảng.
  • Huawei cung cấp cơ sở hạ tầng máy chủ và đám mây.
  • Đám mây của Alibaba và hệ thống xếp hạng Sesame Credit do tư nhân điều hành đang giúp phân tích xếp hạng và hồ sơ của các công ty.
  • Tencent cũng tham gia vào công việc phân tích.
  • VisionVera, công ty thiết bị video có trụ sở tại Bắc Kinh cung cấp dữ liệu giám sát video.

CNBC đã liên hệ với các công ty: Huawei từ chối bình luận, trong khi Taiji Computer và Tencent không trả lời. Đại diện của VisionVera cho biết công ty tập trung vào thiết bị hội nghị truyền hình, thay vì nhà cung cấp giám sát video như báo cáo nêu rõ. Alibaba đã giới thiệu CNBC với một đại diện cho Sesame Credit, và đại diện này không trả lời.

Sau khi cơ sở dữ liệu được đưa ra, các công ty kinh doanh tại Trung Quốc sẽ cần thu thập dữ liệu nội bộ và nộp chúng cho chính phủ, báo cáo của EU và Sinolytics cho biết. Nhà chức trách cũng sẽ tiến hành kiểm tra để thu thập dữ liệu, theo báo cáo.

Dữ liệu kết hợp cuối cùng sẽ được tích hợp vào xếp hạng công ty được Hệ thống “Giám sát + Internet” quốc gia xác định, báo cáo cho biết.

Báo cáo cảnh báo: Trung Quốc đang tiên phong trong cách tiếp cận cơ bản khác đối với quy định của những người tham gia trên thị trường, dựa trên định nghĩa về “độ tin cậy”, vượt xa các thông số được áp dụng cho xếp hạng doanh nghiệp.