Anh Thy
Chiều 22/12, tại buổi họp báo công bố thông tin sản xuất kinh doanh năm 2022 và định hướng cho năm 2023, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết Vinatex dự kiến vẫn đạt doanh thu 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021.

Chủ động thông tin, bám sát thị trường
Cũng tại buổi họp báo, ông lê Tiến Trường đã cho rằng: Trong những tháng đầu quý IV, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may đơn hàng giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, đặc biệt là các đơn vị sợi.
Điều này phần nào khiến kết quả hoạt động của một số đơn vị trong tập đoàn chững lại.
Trong bối cảnh khó khăn đó, năm 2022 Vinatex ước đạt mức doanh thu hợp nhất là 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.
Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.
Để có được kết quả trên, trong năm Vinatex đã chủ động tổ chức 8 buổi hội thảo để cập nhật kịp thời thông tin chính xác về thị trường; phân tích dữ liệu theo biển động của thị trường tài chính, tiền tệ để các đơn vị thành viên có cơ sở cân nhắc, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.

Dự báo năm 2023 kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn khi tăng trưởng toàn cầu giảm, lạm phát vẫn ở mức cao.
Ông Lê Tiến Trường cho hay, các doanh nghiệp dệt may đã không sẽ chủ động, sẵn sàng các giải pháp ứng phó với điều kiện kinh doanh không tích cực.
Thử thách lần này là cam go trong suốt hàng chục năm qua, con đường duy nhất là kiên định tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số…”.
Đảm bảo 100% DN lo đủ thưởng lương tháng thứ 13
Tại buổi họp báo Vinatex khẳng định sẽ lo đủ đơn hàng sản xuất để người lao động có việc làm từ 40-48 giờ/tuần.
Tính trung bình trên toàn hệ thống của Vinatex, thu nhập bình quân của người lao động năm 2022 ước đạt gần 9,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 15% so với năm 2021.
Điều này là do các đơn vị thành viên của Vinatex vẫn cố gắng duy trì chế độ lương thưởng cho người lao động trong Tết Nguyên đán 2023 nhằm duy trì và ổn định nguồn lao động”, ông Lê Tiến Trường nói.

Tham gia cùng họp báo, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết thêm, hiện tại, 100% các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex đều đảm bảo tháng lương thứ 13 cho người lao động.
Một số đơn vị lớn như Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ, Công ty cổ phần Dệt may Huế, Tổng công ty Phong Phú, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội… đều có thêm ít nhất 0,5 – 2 tháng lương cho người lao động ngoài tháng lương thứ 13.
Đây là nỗ lực rất lớn từ phía các doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.