Nguyên Hoàng

Những con số chỉ ra nền tảng cơ sở hạ tầng hay góc độ hành vi khách hàng có thể giúp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cũng như kinh tế số. Chúng ta ở đâu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và xu hướng của mua sắm online và offline là gì, đây là những vấn đề được chia sẻ trong tham luận bàn về sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam tại VOBF 2019.
Giá cả, khuyến mại và gì nữa
Theo bà Đặng Thuý Hà, đại diện Nielsen, để có được những số liệu trên, đơn vị này đã nghiên cứu lượng người sử dụng Internet, tần xuất sử dụng Internet, thời gian sử dụng hằng ngày. Các mức độ này ở Việt Nam có tỉ lệ rất cao. Mức độ thâm nhập internet là 53%, tỉ lệ sử dụng hằng này lên đến 85%, thời gian sử dụng trên 6 tiếng một ngày.
Tuy nhiên so về quy mô cũng như mức độ tăng trưởng thương mại điện tử trên thế giới, Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Các giai đoạn phát triển thương mại điện tử trên thế giới được chia ra thành giai đoạn mới nổi, giai đoạn phát triển và giai đoạn chín muồi. Việt Nam đang ở giai đoạn từ mới nổi sang phát triển, giai đoạn mà khách hàng kỳ vọng vào giá cả và khuyến mại.
Theo nghiên cứu mới đây, động lực nổi trội nhất để thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng online nhiều hơn chính là vấn đề giá cả, hoặc chương trình khuyến mại.
Khách hàng hiện nay so sánh giá, tìm hiểu giá rất chi tiết và đây cũng chính là lợi ích đầu tiên mà người ta tìm kiếm khi tham gia vào thương mại điện tử. Tuy nhiên liệu nó có phải xu hướng lâu dài hay không, các doanh nghiệp cứ đưa khuyến mại hay không, có lẽ là chúng ta cần suy nghĩ lại, bà Thúy Hà đặt câu hỏi.
Ở đoạn chín muồi, Trung Quốc và Hàn Quốc là câu chuyện về những trải nghiệm khách hàng, Online và Ofline cần kết hợp với nhau như thế nào, hay phải mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới ra sao.
Trải nghiệm mua sắm bắt đầu từ người tiêu dùng vậy nên phải xác định thực tế trải nghiệm mua sắm của khách hàng, từ đó đưa ra dự đoán từ phía người tiêu dùng trong tương lai.
Hiện nay ngoài hình thức như đặt hàng online giao tại nhà, đặt hàng online lấy tại cửa hàng, hay đặt hàng online nhận ngoài cửa hàng đang có xu hướng phát triển và tỉ lệ sử dụng trong tương lai khá cao.
Những câu hỏi về việc làm thế nào để có thể đặt hàng online giao tại nhà ra sao, trên toàn cầu là như thế nào đang trở nên ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết.
Trong tương lai, người bán phải nắm được tỉ lệ tìm kiếm thông tin của khách hàng qua mã QR code hay qua siêu thị ảo. Cũng phải tính đến, liệu khách hàng có muốn sử dụng máy tính tại cửa hàng để xem sản phẩm hàng hóa khác hay không vì khả năng có thể chưng bày tất cả sản phẩm là rất hạn chế.
Khi thương mại điện tử diễn ra trong giai đoạn chín muồi, để hàng hóa tiêu thụ nhanh cần được bán rất nhiều thông qua kênh, tuy nhiên con số này của Việt Nam hiện vẫn đang rất khiêm tốn, con số này mới là 0,3%.
Yếu tố cốt lõi để phát triển thương mại điện tử là phải có mức độ thâm nhập nhập Internet cao từ 80% trở lên, hoặc là mức độ sử dụng điện thoại di động phải từ 67% trở lên. Hai điều kiện này để đảm bảo hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn trên kênh thương mại điện tử.
Với những gì chúng ta thấy, cũng như tốc độ và những dự đoán từ Bộ Công Thương tới năm 2022, con số lên 13 tỷ USD thay vì 10 tỷ USD từ hoạt động thương mại điện tử như đã đề ra.
Khách hàng- những câu hỏi đau đầu về thói quen
Trong nghiên cứu về Omnichannel (bán hàng đa kênh) của Nielsen, một hành trình mua sắm là rất phức tạp.
Doanh nghiệp cần biết rất nhiều thứ như khách hàng mua khi nào, họ mua ở đâu, họ tìm kiếm giá trị gì, họ mua qua thiết bị gì, hay họ mua với tần suất thế nào, số lượng giao dịch là bao nhiều và sau khi mua họ chia sẻ thông tin như thế nào.
Ngoài việc nắm được rõ tất cả những hành vi của khách hàng, vẫn còn nhiều rào cản khác có thể kể tới như cơ sở hạ tầng.
Nếu nhìn vào phần kết nối toàn cầu và Châu Á – Thái Bình Dương nới có đến gần 40% khách hàng đưa ra cho rằng kết nối không đủ ổn định, về tốc độ internet chung bình ở Châu Á – Thái Bình Dương chỉ là 60%.
Bên cạnh đó, mức độ lo lắng nếu tham gia thương mại điện tử, việc thanh toán hàng qua mạng có đảm bảo an toàn hay không, khả năng bị hack ra sao tương đương như những nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hay Fintech.
Tuy nhiên, một con số mà theo Nielsen thì rất đáng vui mừng đó là tỉ lệ người dùng Internet và đã từng mua sản phẩm trên Internet là khá là cao, lên đến 77%.
Bên cạnh đó, hầu như sự mua sắm giữa online và offline gần như không khác biệt khi mà những sản phẩm được mua offline thì những sản phẩm đó cũng đã được mua online. Có chăng thì chỉ một số sản phẩm như thực phẩm, hoặc sản phẩm chăm sóc gia đình thì mức độ mua offline vẫn nhiều hơn.
Mỹ phẩm, thời trang, sách, du lịch, vé sự kiện, sách hay một số sản phẩm khác là những sản phẩm được đánh giá có sức mua online lớn tương đồng giữa các nước Châu Á – Thái Bình Dương.
Tương lai thương mại điện tử toàn cầu
Nhìn về mức độ thanh toán không cần tiền mặt có lẽ cơ hội đang được trao đều cho các bên. Ngân hàng là truyền thống, nhưng bên cạnh đó vẫn có các nhà cung cấp khác như các nhà bán lẻ hay đơn vị Fintech.
Theo dự đoán đến năm 2020, 30% doanh thu bán lẻ toàn cầu sẽ được thực hiện qua ứng dụng phần mềm trên máy.
Trong khí đó ở Việt Nam có đến 33% người tiêu dùng được dự đoán sẽ sử dụng kênh giao dịch không dùng tiền mặt và thẻ. Dù dự đoán này khá là khiêm tốn, khi có một số dự đoán khác về việc đến năm 2023, số lượng người sử dụng thẻ hay không dùng tiền mặt có thể lên tới 50%.
Đây là cơ hội rất là lớn cho các công ty Fintech, hay kể cả ngân hàng tham gia vào Fintech. Hiện nay có gần 80 công ty Fintech đang hoạt động ở Việt Nam.
Cũng theo dự báo, nền Kinh tế chia sẻ có thể đạt tới 300 tỷ USD năm 2025. Với một cơ hội rất lớn như vậy chúng ta bắt đầu từ đâu, ai cũng muốn chúng ta phải bứt phá nhưng mà chúng ta cần những cái gì?, đại diện Nielsel nhấn mạnh.
Thông tin là câu trả lời cho việc sử dụng làm cơ sở để đưa ra chiến lược, kế hoạch. Cụ thể Nielson đưa ra 4 chữ C trong tiếng anh bao gồm Category, Consumer, Competiion, Company.
Đó là để thực sự hiểu được ngành hàng của mình, chúng ta phải có thông tin, chúng cần nắm được độ lớn, chúng ta có được tổng giá trị, và phải biết được mức độ tăng trưởng, từ đó nhìn ra có được cơ hội và thách thức, đặc biệt phải hiểu rõ khách hàng cho từng kênh bán hàng.
Cuối cùng, sản phẩm của chúng ta có đối thủ không, hay khách hàng không tin mình.