Việt Nam dẫn đầu châu Á về chi phí kinh doanh

Thùy Trang

TMX là công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương. Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tối ưu hóa toàn bộ chuỗi giá trị, từ việc tạo nhu cầu cho đến bước hoàn tất đơn hàng cuối cùng.

TMX không chỉ giúp khách hàng lên kế hoạch cho tương lai mà còn xây dựng những khởi đầu mới với các giải pháp kỹ thuật số và chuỗi cung ứng.

Với làn sóng của chiến lược “Trung Quốc + 1”, Việt Nam là một trong những nước châu Á ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức và vững chắc hơn trong việc đưa ra quyết định xây dựng các nhà máy sản xuất tại khu vực Châu Á, TMX triển khai báo cáo “Sự dịch chuyển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng – Cận cảnh chi phí kinh doanh ở châu Á”.

Điểm nổi bật trong thị trường Việt Nam

Việt Nam hiện nay là một trong những thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar.

Tổng chi phí vận hành trung bình của Việt Nam dao động từ 79.280 USD đến 209.087 USD mỗi tháng và Việt Nam đứng thứ 5 về số điểm cạnh tranh so với các quốc gia khác xét về các lĩnh vực môi trường kinh doanh, nhân tài, hậu cần và số hóa, xếp sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan.

Về chi phí nhân công lao động – chiếm trung bình tới 55% tổng chi phí của các quốc gia, Việt Nam được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý đứng thứ tư sau Campuchia, Myanmar và Philippines với tổng chi phí nhân công trung bình là 108.196 USD mỗi tháng.

Về chi phí thuê kho – yếu tố chiếm chi phí lớn thứ hai trong tổng chi phí của các quốc gia, Việt Nam được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý thứ tư với giá thuê trung bình là 5USD/m2/tháng, sau Thái Lan, Myanmar và Campuchia (với Campuchia là rẻ nhất).

Về chi phí hậu cần, Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường “tiềm năng cao”, đồng nghĩa với việc quốc gia này có chi phí hậu cần tương đối cao hơn nhưng có khả năng mở rộng hoạt động hậu cần tốt.

Để xác định khía cạnh này, các quốc gia được đánh giá thông qua hai yếu tố: chi phí vận chuyển quốc tế mỗi tháng của hậu cần và số điểm hiệu quả hoạt động hậu cần của quốc gia đó.

Về tiện ích và viễn thông – chiếm khoảng 16% tổng chi phí ở hầu hết các quốc gia, Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có chi phí điện thoại hợp lý nhất trong khi Campuchia có chi phí cao nhất. Việt Nam được xếp hạng tầm trung về chi phí viễn thông.

Có thể thấy rằng, các nước càng phát triển thì chi phí viễn thông càng thấp. Trong đó, Myanmar và Campuchia có chi phí internet cao nhất trong khi Singapore và Ấn Độ cung cấp giá cước hợp lý nhất.

Xác định chuỗi giá trị sản xuất tổng thể của các nước châu Á

Dựa trên tất cả kết quả của nghiên cứu, các quốc gia trừ Singapore đã được phân loại vào ít nhất một trong ba giai đoạn của chuỗi giá trị sản xuất bao gồm: “dây chuyền lắp ráp cơ bản”, “đang phát triển chuỗi cung ứng” và “tự động hóa sớm”.

Các nước như Philippines, Indonesia và Việt Nam, được xếp vào giao điểm của hai giai đoạn đầu, cung cấp cơ sở tốt cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như điện tử không đòi hỏi sự tinh vi trong sản xuất hoặc lao động có tay nghề cao.

Bà Megan Benger, Giám đốc về Chuỗi cung ứng tại TMX và là đồng tác giả của báo cáo, cho biết những kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật hơn tính đa dạng của các thị trường ở châu Á.

Mỗi thị trường mang lại những lợi thế và hạn chế khác nhau nên các doanh nghiệp phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn của mình trước khi đặt cơ sở tại một địa điểm nhất định.

“Đội ngũ tại TMX được trang bị cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm làm việc tại nhiều thị trường khác nhau. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt về việc mở rộng và đa dạng hóa ở châu Á”, Rebecca An, Tư vấn viên về Chuỗi cung ứng của TMX cho biết.