VIB muốn tăng vốn lên 11.000 tỷ đồng

Thanh Tuyền – Mỹ Huyền

Ngày 28.3, Ngân hàng TMCP Quốc tế đã tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Cuộc họp lần này, có sự tham dự của cổ đông đại diện 81,62% cổ phần có quyền biểu quyết

Đại diện ban điều hành VIB đã báo cáo, năm 2018 là năm tăng trưởng mạnh mẽ và chất lượng nhất trong suốt 5 năm qua của VIB với lợi nhuận trước thuế tăng 95% lên 2.743 tỷ đồng. Theo đó, dựa trên kết quả kinh doanh này ngân hàng dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 5,5%.

Năm 2019, VIB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Tổng tài sản đến tăng 31%.

Qua đó, VIB đã có kế hoạch và dự kiến huy động vốn, bao gồm phát hành giấy tờ có giá đạt tăng 34%. Phương án tăng vốn điều lệ được HĐQT đề xuất từ 7.835 tỷ đồng lên mức tối đa 11.000 tỷ đồng.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành khoảng 18% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương hơn 141 triệu cổ phiếu. Tương tự, VIB sẽ phát hành 18% vốn cho nhà đầu tư mới, tương ứng hơn 166,4 triệu cổ phiếu. Giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm 31.12.2018.

Đến cuối năm 2019, dự kiến cuối quý I.2020 và đảm bảo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ĐHĐCĐ phê duyệt kế hoạch. VIB thu về hơn 3.000 tỷ đồng vốn tăng thêm trong năm 2019.

Cùng với đó, theo kế hoạch VIB dự định sẽ dành gần 2.100 tỷ để cấp tín dụng; 800 tỷ sẽ được dùng để đầu tư tài sản thanh khoản.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng trình cổ đông thông qua chủ trương phát hành 12.000 tỷ đồng trái phiếu quốc tế, bao gồm cả trái phiếu tăng vốn cấp 2; thông qua chủ trương bán nợ của VIB cho người mua trong nước, nước ngoài theo cơ chế thị trường để thu hồi một phần giá trị khoản nợ xấu, đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

Mặc khác, năm 2019 VIB có kế hoạch tăng vốn. Trong đó, HĐQT đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 35%. Đây là mức tăng trưởng vượt bậc so với chỉ tiêu 14% của toàn hệ thống ngân hàng được ngân hàng Nhà nước phê duyệt đầu năm nay.

Theo ông Đặng Khắc Vỹ – Chủ tịch HĐQT cho biết, ngân hàng Nhà nước có những chính sách chặt chẽ, linh hoạt để cung tín dụng ra thị trường không. Bên cạnh đó ngân hàng Nhà nước cũng có những quan tâm kịp thời cho những ngân hàng tuân thủ chỉ số an toàn tài chính.

VIB và Vietcombank là 2 ngân hàng đầu tiên hoàn thành Basel II sớm và đã đề nghị ngân hàng Nhà nước cho có room tăng trưởng tín dụng cao hơn.

CEO VIB nhấn mạnh: “NHNN cho bao nhiêu room tăng trưởng thì sẽ thực hiện bấy nhiêu, kể cả cho mức thấp cũng không ảnh hưởng mục tiêu lợi nhuận. Chúng ta không làm tín dụng thì sẽ làm dịch vụ, ví dụ mảng Banca, mảng thẻ của chúng ta rất đặc thù, sáng tạo, đó sẽ là những đầu tàu về dịch vụ”.

Cũng theo CEO VIB kết quả kinh doanh quý I, thu nhập thuần quý I.2019 tăng hơn 60% so với cùng kỳ, lợi nhuận VIB tăng khoảng 60 – 70% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng tại đại hội, HĐQT VIB cũng đề xuất cổ đông ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời gian thích hợp để niêm yết cổ phiếu VIB trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).

Song song đó, cổ phiếu của VIB được đưa lên giao dịch trên sàn UPCoM đầu năm 2017, và tỷ lệ ROE được cải thiện qua từng năm, từ 6,5% năm 2016 tăng lên 12,7% năm 2017 và năm 2018 đạt 22,5%; cổ tức bằng tiền mặt là 5% từ 2016 đến 2018; chia cổ phiếu thưởng 16,5% cho năm 2016 và năm 2018 tỷ lệ này là 41,13%.

Đại hội cũng đã bầu HĐQT nhiệm kỳ mới 2019 – 2023 bao gồm 6 thành viên thường và 1 thành viên độc lập. Bên cạnh các thành viên cũ, sau khi bầu, VIB có thành viên mới là Timothy lan Oldham đang là Giám đốc quản trị rủi ro, CBA International Financial Services, Hong Kong.

Một thành viên độc lập được bầu là ông Nguyễn Việt Cường là Thành viên HĐQT CTCP Sản xuất Thương mại may Sài Gòn.