Nguyên Hoàng

Phần lớn doanh thu công nghệ thông tin tại Việt Nam đang đến từ việc sản xuất phần cứng, tuy nhiên có một nền kinh tế gọi là nền kinh tế ứng dụng, kinh tế sử dụng app, nền kinh tế này đang tăng trưởng rất mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn.
Theo các chuyên gia, tính tới tháng 12/2017, nền kinh tế ứng dụng này đã đóng góp 42.500 việc làm tại Việt Nam. Với những đóng góp đáng kinh ngạc như vậy nhưng có lẽ thuật ngữ RIA – Ứng dụng tương tác mạnh vẫn còn đang rất mơ hồ đối với nhiều người.
Ứng dụng tương tác mạnh là gì?
Ứng dụng tương tác mạnh (RIA) có thể nói chính là những ứng dụng mà ta đang hằng ngày sử dụng như zalo, whatapp, viber…
Theo bà Tenzin Dolma Norbhu, Giám đốc Chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Facebook, một đặc điểm nổi bật nhất của RIA chính là sự tương tác rất nhiều và mạnh đến từ các ứng dụng.
Đặc biệt hơn nữa đó là tính tương tác này rất cao, mạnh nhưng không giống như dịch vụ truyền thông truyền thống vốn bị hạn chế về hình thức và cách thức tương tác.
Có thể nhận thấy điểm đặc trưng của những dịch vụ này là chúng được cung cấp thông qua ứng dụng di động, do đó người dùng có thể sử dụng ngay tại các nước có hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển.
Với việc dịch vụ này có thể rất phổ biến tại Việt Nam tạo ra một cơ hội sử dụng với các các doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc.
Cũng theo đại diện Facebook, Việt Nam được đánh giá một trong những nước hàng đầu trong việc sử dụng ứng dụng tương tác cao này, trên thực nếu so với toàn bộ Châu Á – Thái Bình Dương Việt nam là nước đứng thứ hai về việc sử dụng những ứng dụng tương tác cao chỉ sau Ấn Độ.
Một con số được đưa ra đó là 70% người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều hơn các ứng dụng tương tác cao này.
RIA tác động thế nào tới nền kinh tế
Kể từ ngày Internet băng thông rộng được phát triển tại Việt Nam, RIA ngày càng trở nên phố biến và điều này tạo ra những tác động cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh tế.
Theo các chuyên gia quốc tế, năm 2018 RIA tạo ra thặng dư tiêu dùng trị giá 6,4 tỷ USD tại Việt Nam. Cũng trong năm 2018, nghiên cứu chỉ ra rằng tổng thời gian người Việt Nam sử dụng ứng dụng RIA chiếm tới 242 phút/tuần.
Điều này tạo nên một thặng dư thương mại trung bình là 145$ cho một người sử dụng ứng dụng một năm và tương đương 67$ một người năm.
Tính bình quân mỗi ứng dụng RIA bao gồm chín chức năng khác nhau, một trong những RIA tiêu biểu nhất ở Châu Á có thể kể tới wechat hay zalo. Những ứng dụng này thậm chí hỗ trợ tới 15 chức năng khác nhau và chính điều này đối với các ứng dụng sẽ tạo ra những thặng dư tiêu dùng.
Chúng ta có thể nhìn thấy một cuộc cách mạng, một sự phát triển rất nhanh chóng, như trước đây chúng ta phát triển ứng dụng kết nối thì chỉ dựa vào sms, hình ảnh, âm thanh.
Nhưng bây giờ với những ứng dụng RIA, hoàn toàn có thể có được trải nghiệm đầy đủ trên Intenet, chính điều này tạo ra sự đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Bà Tenzin Dolma Norbhu nói: “Hãy tưởng tượng số người sử dụng RIA tăng 10% thôi, GPD toàn cầu sẽ tăng khoảng 5,600 tỷ USD”.
Hãy nhìn vào việc chuyển biến từ việc sử dụng trên máy tính sang thiết bị di động đã tạo ra sự thay đổi rất rõ về việc các dịch vụ ứng dụng được sử dụng và người dùng trải nghiệm nó ra sao.
RIA made in Vietnam
Theo chuyên gia tới từ Facebook, Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là hàng đầu trong việc tạo ra các ứng RIA. Các ứng dung RIA nổi tiếng made in Vietnam có thể kể tới như ZaLo, Beetlak. Mocha, Viettalk…
Zalo được bà Tenzin chia sẻ là một trong những ứng dụng mà cá nhân bà biết rõ, bởi sự nổi tiếng của nó ở Myanmar. Tại đây những người lái xe taxi dùng zalo để cập nhật và theo dõi tình hình giao thông tại thành phố Yangon.
Thực tế cho thấy RIA đang tạo công việc, thúc đẩy tư duy sáng tạo đổi mới và tạo giá trị kinh tế. Rõ ràng RIA đang tạo nên một nền tảng cơ sở cho các tính năng khác có cơ hội được phát triển, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế cho Việt Nam.
Đại diện Facebook cũng chỉ ra rất nhiều ví dụ về điều này, trong đó dễ thấy như Vietnamwork đang sử dụng các tính năng như là RIA để thúc đẩy tuyển dụng nhân lực Việt Nam.
Bên cạnh việc Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển du lịch điện từ thì Gogo Phượt cũng đang có những tính năng như RIA để thực hiện mục tiêu này. Harnavan cũng là một nền tảng thương mại điện tử tích hợp các tính năng của RIA.
Theo đánh giá, 50% dân số thành thị ở Việt Nam đang mua hàng qua mạng truyền thông xã hội, nắm bắt được tâm lý đó, có rất nhiều mạng xã hội đã bắt tay với nhau để tạo ra sự thúc đẩy cho thương mại điện tử tại Việt Nam.
Lấy ví dụ về điều này, đại diện Facebook cho biết có những doanh nghiệp nhỏ thông qua sử dụng thương mại xã hội (social commerce) để tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp lên tới 20%. Và đó không phải là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sử dụng mạng xã hội để phát triển kinh doanh.
Facebook cũng đánh giá Zalo ở Việt Nam đang ngày càng tiến gần tới Facebook trong việc sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy kinh doanh của mình.
Các ứng dụng tương tác mạnh không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng mà còn bao hàm một chuỗi từ sản xuất kinh doanh cho phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.