Trà sữa trân châu, mỏ vàng tiếp theo

Quỳnh Chi

Các nhà đầu tư đang đổ xô vào thị trường trà sữa trân châu vì nhu cầu đang bùng nổ trên cả nước. Các nhà nghiên cứu thị trường cho biết thị trường này đang tăng trưởng ở mức 20% một năm và đạt 300 triệu đô la Mỹ hai năm trước. Đã có hơn 100 thương hiệu và nhiều tên tuổi nổi tiếng khác đang đổ xô vào thị trường này.

Ở các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội, rất dễ tìm thấy các cửa hàng trà sữa trân châu với các thương hiệu lớn như Alley, Gongcha, Phúc Long, Ten Ren, và Royaltea, trang Retail News đưa tin

Ngoài ra còn có các cửa hàng nhỏ hơn với giá rẻ hơn do những người kinh doanh nhỏ điều hành.

Nhìn thấy nhu cầu, nhiều chuỗi cà phê như Highlands, The Coffee House và các nhà hàng đã thêm trà sữa trân châu vào thực đơn của họ.

Bên cạnh việc trà sữa trân châu đơn giản là một thức uống phổ biến cho các nhóm tuổi khác nhau, các cửa hàng bán trà sữa còn trở thành nỗi ám ảnh đối với giới trẻ vì cơ sở vật chất và cách trang trí của họ.

Người phát ngôn của thương hiệu nổi tiếng, Gong Cha, cho biết “Cạnh tranh trên thị trường trà sữa trân châu ở Việt Nam là một cuộc đua maratông”.

“Trà sữa trân châu đã hình thành trên nền ẩm thực và đồ uống của người Việt. Cửa hàng trà sữa không còn chỉ là nơi bán đồ uống mà còn là nơi hoàn toàn khác biệt với những quán cà phê và nhà hàng truyền thống”.

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang được trích dẫn bởi tờ Người Lao Động, thức uống phổ biến ở Hong Kong và Đài Loan đã trải qua nhiều thay đổi ở thị trường Việt Nam với nhiều topping phù hợp với thị hiếu người Việt Nam.

“Trà sữa hiện là thức uống phổ biến trong giới trẻ Việt Nam”.

Hầu hết các thương hiệu trà sữa đến Việt Nam dưới dạng nhượng quyền thương mại, ông cho biết.

“Giá một cốc trà sữa dao động từ 30.000 đến hơn 80.000 đồng, trà sữa trân châu đang đem lại lợi nhuận khổng lồ. Đó là lý do tại sao các thương hiệu nước ngoài quan tâm đến nhượng quyền thương mại tại Việt Nam”.

Mở một cửa hàng trà sữa trân châu rẻ hơn nhiều so với một quán cà phê trong khi lợi nhuận là rất lớn, ông cho biết.

Tiến sĩ Đào Duy Khương, một chuyên gia bán lẻ, cho biết trà sữa, không giống như cà phê và trà, nhắm vào giới trẻ ở các thành phố lớn, và hành vi tiêu dùng của nhóm này là xu hướng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nên thay đổi dịch vụ thường xuyên.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số thương hiệu đã bị đóng cửa trong thời gian gần đây, ông nói thêm.