Công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ và thực hiện Bình đẳng giới đã mang lại lợi ích tích cực nào cho Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh?

Anh Thy (thực hiện)

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2022, PV Tạp chí Thương gia và Thị trường đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Duy Quốc Việt, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC về những kết quả mang lại cho đơn vị trong công tác Vì sự tiến bộ phị nữ và thực hiện BĐG tại EVNHCMC. 

TG&TT: Công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) và thực hiện bình đẳng giới (BĐG) tại EVNHCMC trong nhiều năm qua được Lãnh đạo TCT quan tâm đặc biệt. Vậy xin ông cho biết công tác này đã tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thưa ông?

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt: Từ nhiều năm trước đây, công tác BĐG đã được lãnh đạo EVNHCMC quan tâm, tạo điều kiện và đưa ra nhiều giải pháp để người lao động của cả hai giới được đối xử và có cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến ngang nhau.

Đến năm 2018, sau khi được công nhận chứng chỉ EDGE, qua các đề xuất để thực thi chính sách bình đẳng giới của Tổ chức EDGE, EVNHCMC đã hoàn thiện và thực hiện bài bản hơn công tác bình đẳng giới qua việc lồng ghép trong các chương trình công tác, xây dựng quy chế quản lý nội bộ, tổ chức các hoạt động,…

Năm 2018, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là doanh nghiệp ngành Điện đầu tiên trên thế giới và là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ Bình đẳng giới toàn cầu EDGE.

Đơn cử như khi EVNHCMC tuyển dụng nhân viên mới, các thông tin tuyển dụng được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang website của EVNHCMC, trong đó không nêu yếu tố giới vào nội dung tuyển dụng.

Ví dụ như chức danh kỹ sư điện, EVNHCMC chỉ nêu yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, bằng cấp cần có, điều kiện sức khỏe. Nếu ứng viên đáp ứng đủ các tiêu chí sơ tuyển thì dù ứng viên thuộc giới tính nào, EVNCHMC vẫn tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình tuyển dụng công khai và công bằng.

EVNHCMC luôn khuyến khích người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc. Liên kết với các trường đại học uy tín về đào tạo văn bằng hai, thạc sĩ, tiến sĩ với hình thức đài thọ chi phí và người lao động cam kết làm việc theo thời gian quy định cho EVNHCMC.

Bên cạnh đó, Tổng công ty tạo điều kiện để người lao động giỏi tham dự, tham gia các hội nghị, hội thảo, giao lưu học tập với các đơn vị bạn trong ngành, các tổ chức khác có lĩnh vực công tác liên quan.

EVNHCMC khuyến khích và ưu tiên cho lao động nữ cơ hội học tập, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ nhất là học tập nâng cao năng lực quản lý. EVNHCMC triển khai các chương trình Vì sự tiến bộ của phụ nữ, trong có chương trình “Phụ nữ EVN sáng tạo” của Tập đoàn điện lực VN nhằm khuyến khích lao động nữ chủ trì, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, qua đó phát triển bản thân và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

EVNHCMC thực hiện các chế độ, chính sách cho lao động nữ bằng hoặc cao hơn quy định của pháp luật về lao động. Ví dụ như trợ cấp sinh con cho lao động nữ; giảm giờ làm cho lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, hỗ trợ tiền giữ trẻ cho lao động nữ có con nhỏ đến 06 tuổi; khám sức khoẻ định kỳ bao gồm một số hạng mục dành riêng cho nữ.

Công đoàn EVNHCMC luôn đồng hành với lao động nữ qua mạng lưới cán bộ nữ công từ Tổng công ty đến đơn vị. Công đoàn tham gia thiết thực vào việc xây dựng và thực hiện Thoả ước lao động tập thể, Nội quy lao động, các quy chế về phân phối tiền lương, chi hỗ trợ bệnh hiểm nghèo,…

Bên cạnh đó Công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động để chăm lo, động viên tinh thần của lao động nữ. Lãnh đạo của Công đoàn EVNHCMC tham gia vào các Hội đồng thi đua khen thưởng, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của EVNHCMC, Hội đồng xét duyệt chế độ hỗ trợ cho người lao động,… nên luôn có điều kiện tham gia ý kiến, đề đạt các nội dung liên quan đến chế độ chính sách, BĐG và điều kiện lao động.

Công tác VSTBPN và thực hiện BĐG đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Trong đó, ghi dấu cho sự thành công trong năm 2021 của EVNHCMC có sự góp sức không nhỏ của lao động nữ.

Một số chị em tiểu biểu có thể kể đến đó là chị Đỗ Thị Xuân Chi, Hội đồng thành viên TCT, nữ lãnh đạo có nhiều đóng góp tạo luồng sinh khí mới cho sự bình đẳng về giới trong đơn vị.

Hay như chị Nguyễn Ngọc Tường Vi, Phó Trưởng ban Kinh doanh của EVNHCMC đã có nhiều đóng góp trong công tác đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng; và nữ kỹ sư trẻ Nguyễn Thị Bích Tuyền, Trung tâm Điều độ hệ thống điện đóng góp trong công tác xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối; v.v…

Nữ kỹ sư trẻ Nguyễn Thị Bích Tuyền, Trung tâm Điều độ hệ thống điện EVNHCMC có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xây dựng hệ thống tự động hóa lưới điện phân phối TPHCM

Chị Lê Thị Luyến, Chánh Văn phòng kiêm Phó chủ tịch Công đoàn là một cán bộ nữ tiêu biểu của TCT Điện lực TPHCM.

TG&TT: Được biết EVNHCMC trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và cũng là doanh nghiệp ngành Điện đầu tiên trên thế giới đạt chứng chỉ bình đẳng giới toàn cầu. Xin ông cho biết giá trị của giải thưởng này đối với TCT?

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt: Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) tham gia chương trình đánh giá để cấp chứng nhận Bình đẳng giới toàn cầu – EDGE.

Đơn vị đánh giá là VBCWE (Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ Phát triển quyền năng Phụ nữ) đã tổ chức khảo sát trực tuyến với sự tham gia của toàn bộ CNVC-LĐ của EVNHCMC (100%).

Quá trình đánh giá để cấp Chứng chỉ bình đẳng giới toàn cầu tại EVNHCMC đã chỉ ra các mặt ưu điểm và những điểm hạn chế cần khắc phục để công tác bình đẳng giới được thực hiện toàn diện và phát triển.

Từ những ý kiến tư vấn, EVNHCMC đã xây dựng chính sách kèm cặp cho nhân viên mới tuyển dụng, gia tăng sự tham gia của lãnh đạo nữ trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến những chính sách quan trọng như công tác cán bộ, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, chính sách chế độ, tài chính kế toán, kinh doanh; hình thức thông tin đến người lao động phải thực hiện theo chu kỳ, có tính lặp lại tuần hoàn; xây dựng chương trình đào huấn luyện nghiệp vụ, đào tạo cho người lao động thai sản, người lao động gián đoạn công tác đi làm lại; nghiên cứu các hình thức linh hoạt thời gian làm việc,…

Nữ lao động EVNHCMC thường xuyên tham gia và đạt giải cao trong các kỳ thi liên quan nghề nghiệp

TG&TT: Định hướng phát triển công tác VSTBPN và thực hiện BĐG tại EVNHCMC trong thời gian tới? Phong trào sáng kiến kỹ thuật, phát triển đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đời sống lao động nữ của TCT? Văn hóa doanh trong EVNHCMC dựa trên tiêu chí nào làm kim chỉ nam cho chiến lược hoạt động của đơn vị?

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt: Phấn đấu từ năm 2022 đến năm 2025, tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực (tăng tỷ lệ nữ trong các nhóm ngành nghề, đặc biệt là nhóm ngành nghề quản lý); nâng cao năng lực của cả nam và nữ để đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến trình chuyển đổi số, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của toàn thể CBCNV-NLĐ, góp phần vào sự phát triển bền vững của Tập đoàn nói chung và EVNHCM nói riêng.

Ban Lãnh đạo EVNHCMC luôn quan tâm chỉ đạo và tạo nhiều điều kiện thuận lợi về mặt nhân sự, kinh phí để các hoạt động của công tác BĐG, VSTBPN được tổ chức và triển khai có hiệu quả. Bên cạnh đó còn có sự phối hợp và hỗ trợ của các tổ chức như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban VSTBPN, Ban Nữ công.

Tổng công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy nhân sự làm công tác BĐG và VSTBPN, đồng thời tổ chức các hình thức hoạt động nhằm giúp CBCNV-NLĐ Tổng công ty thấu hiểu hơn ý nghĩa của công tác này thông qua việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền và bồi huấn.

Lao động nữ của EVNHCMC được nâng cao trình độ về mọi mặt, có chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng được các nhiệm vụ chiến lược của Tổng công ty; được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần; được tạo điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn công tác xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của Tổng công ty.

Trong giá trị cốt lõi của Văn hoá EVNHCMC có nội dung đảm bảo phát huy dân chủ đối với người lao động.

Trong Thực thi Văn hoá EVNHCMC có sự cam kết của doanh nghiệp trong ổn định việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực, sở trường; đánh giá, ghi nhận công bằng, công khai thành tích của người lao động.

Đây đã là một sự cam kết của EVNHCMC đối với sự bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

TG&TT: Những thuận lợi và hạn chế trong việc thực hiện công tác VSTBPN và BĐG tại TCT.

Ông Nguyễn Duy Quốc Việt: EVNHCMC thường xuyên kiện toàn bộ máy nhân sự làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN, đồng thời tổ chức các hình thức hoạt động nhằm giúp CBCNV-NLĐ Tổng công ty thấu hiểu hơn ý nghĩa của công tác này thông qua việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền và bồi huấn.

Lao động nữ của đơn vị luôn được nâng cao trình độ về mọi mặt, có chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được các nhiệm vụ chiến lược của Tổng công ty; được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần; được tạo điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn công tác xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của Tổng công ty.

Do ảnh hưởng của đại dịch và thời gian giãn cách kéo dài nên công tác bình đẳng giới cũng chịu nhiều ảnh hưởng như các chương trình đào tạo phải chuyển đổi hình thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến, các kế hoạch giao lưu học tập trao đổi kinh nghiệm tạm hoãn, kế hoạch sơ tổng kết các chương trình hành động, phong trào cũng gián đoạn do hoạt động đề ra chưa thể thực hiện vì yêu cầu phòng chống dịch.

Bên cạnh một số đơn vị trực thuộc EVNHCMC có hoạt động tốt về công tác VSTBPN thì vẫn còn số ít đơn vị chưa làm tốt công tác bình đẳng giới hoặc hoạt động còn mang nặng tính hình thức.

Các đơn vị còn dè dặt trong việc đề xuất ý kiến, chưa thể hiện nhiều tính sáng tạo trong tổ chức và kế hoạch chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Tỷ lệ lao động nữ tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, chuyên gia, kỹ sư ASEAN trong Tổng công ty tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.