Kỳ I: Mặt hàng nào được xóa bỏ thuế quan trong EVFTA
65 % mặt hàng của EU xuất khẩu đến Việt nam được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực (Ảnh: Nguyễn Duy)

Kỳ II: Cá mè được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 3 năm

Kỳ III: Việt nam sẽ dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ sự hạn chế đối với việc sản xuất bia

Kỳ IV: Những điều khoản về ô tô, xe máy trong EVFTA

Kỳ V: Tóm tắt quy định của Hiệp định EVFTA

Kỳ VI: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA

Kỳ VII: Hàng tái chế cũng được gắn mác

Kỳ VIII: Quy định về phương thức tích hợp

Kỳ IX: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Kỳ X: Sự minh bạch trong EVFTA

Kỳ XI: Biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm

Kỳ XII: Tầm quan trọng của việc thuận lợi hóa thương mại

Kỳ XIII: EU là thực thể đơn nhất

Kỳ XIV: Qui định kỹ thuật trong EVFTA

Kỳ XV: Giấy chứng nhận sức khỏe cây trồng cho xuất khẩu rau quả

Kỳ XVI: Hiệp định EVFTA quy định về kiểm tra và chi phí

Kỳ XVII: Quy định về chỉ dẫn địa lý trong EVFTA

Hiệp định thương mại Việt nam –EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với gần hết hàng hóa , trừ một số ít mặt hàng được miễn thuế trong phạm vi hạn ngạch . Thương gia & Thị trường xin giới thiệu một số thông tin quan trọng trong EVFTA

Theo đó, 65 % mặt hàng của EU xuất khẩu đến Việt nam được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Phần còn lại sẽ được miễn thuế sau đó 10 năm, trừ một số ít mặt hàng .

Việc đánh thuế sẽ có một thời kỳ quá độ ( tối da là 7 năm đối với hàng hóa Việt nam xuất khẩu đến EU và 10 năm đối với hàng hóa EU xuất khẩu đến Việt nam ) để các nhà sản xuất trong nước thích ứng dần .

Người tiêu dùng của hai bên sẽ được hưởng lợi do giá hàng thấp hơn và nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Chẳng hạn:

Hầu hết máy móc và thiết bị của EU xuất khẩu đến Việt nam được tự do xâm nhập thị trường ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Khoảng một nửa mặt hàng dược phẩm của EU xuất khẩu đến Việt nam được miễn thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực . Phần còn lại được miễn thuế sau đó 7 năm .

Tất cả các mặt hàng dệt của EU xuất khẩu đến Việt nam được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực .

Phụ tùng ô tô được miễn thuế sau khi hiệp định có hiệu lực 7 năm .

Xe máy trên 150 cc được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 7 năm và đối với ô tô là 10 năm , trừ ô tô dùng xăng trên 3000 cc , ô tô dùng diesel trên 2500 cc được tự do xâm nhập thị trường sớm hơn một năm .

Gần 70 % mặt hàng hóa chất của EU xuất khẩu được miễn thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lục . Phần còn lại được miễn thuế sau đó 3 năm , 5 năm , 7 năm tùy mặt hàng .

Thịt lợn đông lạnh được miễn thuế sau khi hiệp định có hiệu lực 7 năm , đối với sản phẩm sữa là 5 năm , thực phẩm chế biến là 7 năm . Gà được hoàn toàn tự do xâm nhập thị trường sau 10 năm .

Đối với thủy sản , Việt nam chấp nhận việc tự do xâm nhập thị trường ngay sau khi hiệp định có hiệu lực đối với cá hồi, cà bơn, cá hương, tôm hùm và 10 năm đối với các thủy sản khác .

Rượu và rượu mạnh được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 7 năm và đối với bia là 10 năm .

Việt nam sẽ duy trì biểu thuế trong hạn ngạch hiện hành của WTO , nhưng giảm thuế đến không sau 10 năm đối với đường tinh luyện , muối và trứng trong phạm vi hạn ngạch .

Thuế của EU đối với quần áo sẽ có một thời kỳ quá độ từ 5 năm đến 7 năm đối với những mặt hàng nhạy cảm , 3 năm đối với những mặt hàng ít nhạy cảm . Đối với giày dép , thời kỳ quá độ dài nhất sẽ là 7 năm đối với những mặt hàng nhạy cảm và ba năm hoặc bỏ thuế đối với những mặt hàng ít nhạy cảm khi hiệp định có hiệu lực .

EU miễn thuế đối với thóc gạo của Việt nam xuật khẩu trong hạn ngạch : ( 1 ) 30.000 tấn đối với gạo , ( 2 ) 20.000 tấn đối với thóc ( tương đương với 13.800 tấn gạo ), (3) giảm 50% thuế đối với tấm khi hiệp định có hiệu lực và sau đó giảm tiếp trong vòng 5 năm , ( 4 ) 30.000 tấn đối với gạo thơm .

Những mặt hàng khác được miễn thuế với số lượng trong hạn ngạch gồm ngũ cốc ngọt ( hạn ngạch là 5.000 tấn và tự do đối với ngũ cốc dành cho trẻ em ) , tỏi ( hạn ngạch là 400 tấn ) , nấm ( hạn ngạch là 350 tấn ) , đường và sản phẩm chứa nhiều đường ( hạn ngạch chung là 20.000 tấn ) , tinh bột sắn ( hạn ngạch là 30.000 tấn ) , surimi ( hạn ngạch là 500 tấn ) , cá ngừ đóng hộp ( hạn ngạch là 11,500 tấn ) với qui tắc nghiêm ngặt về xuất xứ , tự do đối với cá ngừ tươi/đông lạnh .

Tôm chưa chế biến được tự do xâm nhập thị trường ngay sau khi hiệp định có hiệu lực .

Cá mè được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực ba năm

PV