Lên Linh Sơn nghe chuyện Linh Dương

Trung Nguyên – Kiều Nga

Tổng Giám đốc Công ty CP Linh Dương, Nguyễn Thị Thanh Tâm tự tay pha trà mời khách

Kỳ I: Tọa đỉnh Linh Sơn nghe chuyện người tâm sự với cây chè

Chuyến đi ấy đầy cảm xúc ấn tượng về người phụ nữ tự nhận mình “hâm”, gửi hồn vào những cây chè và sự thán phục sâu lắng về những bước độc hành tới thành công.

Theo chồng bỏ núi lên rừng

“Đi bằng xe bán tải mới vào được trong vùng nguyên liệu đó”, chúng tôi lên xe rời khu nhà xưởng khi trời cũng nhá nhem tối.

Rời thành phố, hướng qua cầu Kim Tân, hành trình độ chục phút ấy dẫn chúng tôi ngược về quá khử để hiểu thêm phần nào về cuộc đời của người phụ nữ gắn gần như cả đời mình với cây chè trên ngọn đồi này.

Cái thời chị, người theo con đường học hành có lẽ là của hiếm, chứ không nói tới theo đuổi nghiệp sư phạm. Chị kể “Thực ra chị là một cô giáo tại vùng quê rất nghèo, Thanh Sơn – Yên Lập, Phú Thọ, nơi rất xa xôi, hẻo lánh và lạc hậu ấy cũng chính là nơi chị sinh ra”.

Khó khăn dường như không đủ để miêu tá hết hành trình tiếp cận tri thức ngày ấy. Trẻ con thời chị 7 – 8 tuổi không được đi học, nhiều bạn gái đồng trang lứa cũng chỉ học hết lớp 7 là đi lấy chồng, chị là số rất ít người theo đuổi sự nghiệp chữ nghĩa.

Quyết tâm học sự phạm với mong mỏi góp sức phổ cập giáo dục cho trẻ em nơi đây, con đường tới trường ngày ấy đèo đẽo chỉ một mình chị đi bộ hàng chục cây số theo học trường cấp 3, cứ thứ 7 về nhà thì chủ nhật lại đi, chị nhớ lại.

Hoàn thành chương trình sư phạm, chị trở về bắt đầu dậy cho trẻ mầm non, rồi tới tiểu học. Trường mầm non ấy sau này có tới 7 lớp, phổ cập được hết chương trình cho đồng bào, đưa học sinh đi học đạt đúng độ tuổi đi học theo đúng quy định.

Ngày Lào Cai tách ra thành một tỉnh riêng biệt, chị theo người thương, một sỹ quan bộ đội thông tin lên đây đóng quân. Nhân duyên của chị và như thể cũng là nhân duyên để Lào Cai có một bà hoàng chè như ngày nay, bắt đầu từ đây.

Lào Cai ngày đó nghèo, vừa trải qua chiến tranh biên giới, lại mới tách tỉnh, cũng mới chỉ bắt đầu xây dựng tái lập. Mang sức, mang chữ đến với đồng bào. Ngày anh lên núi để giúp đồng bào làm nhà, rời khỏi cảnh ăn bờ ở đậu hòa nhập với cộng đồng, chị bắt đầu chọn đây là nơi khởi nghiệp.

Đầu thập niên 2000, cái tên Linh Dương bắt đầu xuất hiện trên những bản dự án thành lập doanh nghiệp.

Mọi thành công dường như từ những mơ ước tưởng chừng viển vông nhất, khi từ dưới quê lên đây, đó là chị mơ có một nhà máy riêng mình.

Và nó đầy tính khả thi khi chị đặt chân tới đất Lào Cai, một tỉnh biên giới, nhiều cơ hội cho bất cứ ai.

Ký ức về những ngày ấy khiến chị cười mà kể rằng quyết tâm thực hiện giấc mơ, chị bỏ dở nghề giáo, bắt đầu khởi nghiệp với việc buôn bán ở cửa khẩu để tích góp số vốn cho sau này.

Fansipan hay Sapa bấy giờ chỉ là một vùng du lịch đẹp qua lời thấy cô giáo, và chị đã mơ một ngày nào đó sẽ đến đó để khai thác du lịch, và phát triển vùng kinh tế mới.

Dần dần, số vốn chị tích lũy được ít vốn để xây dựng nhà máy. Nhưng tiền mới chỉ là một hướng của vấn đề, “hồi đầu chị muốn xây dựng nhà máy luôn, vì khi đó vốn của mình cũng tương đối lớn, nhưng tìm hiểu tập quán canh tác mới thấy không có nguyên liệu thì xây nhà máy là chết”, chị nói.

Tại sao lại là cây chè

Văn hóa, tập quán của người dân nơi đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức bởi thói quen canh tác nhỏ lẻ của bà con. Họ trồng chè, thu hái rồi đóng vào bao tải và đem đi bán. Công cuộc chuyển đổi cơ cấu, kết hợp cùng tỉnh Lào Cai hướng dẫn cho dân cách làm kinh tế và thành lập vùng nguyên liệu tiêu tốn của chị cả một thập kỷ tiếp theo, chị nói.

m thực trà không chỉ là thưởng thức vị trà, mà còn có thể ngắm nhìn, thưởng thức không gian văn hóa, thả cảm xúc vào đó, gần gũi với thiên nhiên trong không gian có cả tinh thần, cả thương mại.

Mãi tới những năm 2008, một năm sau khi xây dựng được vùng nguyên liệu có lãi và chuyển giao thành công cho người dân, dự án nhà máy của chị mới tái khởi động.

Mất mười năm đặt nền móng cho Linh Dương xong lại lo công nghệ máy móc. Chị nhập công nghệ hiện đại nhất từ Đài Loan bấy giờ, và là người đầu tiên làm nhà máy trà đóng hộp và hút chân không ở khu vực này, chị tự hào.

Từ 2015, chị tập trung khai thác cả những lợi thế về du lịch, triển khai các dự án phát triển thắng cảnh du lịch.

Một giấc mơ lớn được đề ra, “bây giờ mình kiên quyết chỉ nhập công nghệ về làm tinh chế. Mục tiêu đến 2020 phải có hàng chục sản phẩm và vùng nguyên liệu phải thành vùng du lịch đủ điều kiện đón khách để khách đến trải nghiệm và khôi phục lại giá trị văn hóa về nông nghiệp, phát triển hệ sinh thái cho thương mại”, chị nói.

Chia sẻ về “hệ sinh thái thương mại”, chị đánh giá nó không thể chỉ là thương mại đơn thuần được, mà phải phát triển kết hợp cả đi du lịch và thương mại. Đối với Linh Dương sẽ sáng tạo ra những gian hàng với các chất liệu từ vườn, sáng tạo ra gian hàng bằng tranh tre.

Cái gọi là ẩm thực trà sẽ không chỉ còn là hưởng thụ vị trà nữa, mà còn có thể ngắm nhìn, thưởng thức không gian văn hóa, thả cảm xúc vào đó, gần gũi với thiên nhiên trong không gian có cả thiên nhiên, cả thương mại.

“Nghiên cứu về tâm lý con người, người Phương Tây sang đây thì họ muốn cái gì, người Trung Đông họ muốn cái gì, còn châu Á thì muốn cái gì, khi khám phá ra vấn đề trong mỗi con người, mình làm thỏa mãn được mong muốn đó thì mình thành công rồi”, chị nói.

“Vậy tại sao lại là cây chè” chúng tôi đặt câu hỏi? Chị cười, “thực ra chị là người con Việt Nam thì chị cứ mộc mạc vậy thôi”.

Với chị, làm du lịch thì cây chè là cây thích hợp có thể tạo ra một khu vườn, dễ tạo thành một hệ sinh thái dễ.

Cây chè là cây có sức sống, sản phẩm từ chè rất tốt cho sức khỏe, nó là thức uống thường xuyên, về mặt thương mại có thể dễ mua dễ bán.

Khi quyết định đầu tư vào trồng chè chị cũng đã nghĩ, dù là cây gì cũng khó khăn hơn, vì những cây ngắn ngày như bưởi, cam, quýt… chỉ là những cây trồng phân tầng thực vật thôi, chứ trồng thành vùng hàng trăm ha ít người trồng được.

Không phải bây giờ mới có, để tạo dựng cả một khu vườn ấy cần rất nhiều thời gian khi mà chị chứng minh rằng con đường mình đi vẫn thẳng theo kế hoạch từ năm 2000.

Thời năm 1997 khi đi tìm đất chị đã nghiên cứu rồi, bây giờ Lào Cai tuy chưa phát triển, nhưng sau này sẽ là vùng chiến lược về kinh tế bởi vì đây là khu tam giác kinh tế với cửa khẩu, khoáng sản và du lịch.

Với vị trí đăc địa khi gần ngay cửa khẩu, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc hay các nước Asean sẽ rộng mở, và khi kinh tế chính trị đạt ổn định, nó sẽ phát triển nhu cầu về du lịch.

Một lần nữa tôi lại thấy chị cười nhẹ trên chuyến xe ấy, chị nói “Hồi đấy khi chị nói thì mọi người cho là chị đi con đường viển vông.

Tại sao lại là Linh Dương

Ngày ấy người ta kiếm tiền bằng nhiều cách khác, có người hỏi sao chị lại chọn nông nghiệp, nguồn thu chậm và ứng dụng khoa học công nghệ không phải đơn giản. Nhưng đến gần đây mọi người thấy chị có lượng đất đai và có vùng nguyên liệu bạt ngàn, “họ mới tiếc và nghĩ lí do vì sao chị đi trước 20 năm là vì thế”, chị kể.

20 năm là một chặng đường dài chị phải mất công học hỏi và tìm hiểu rất nhiều, những người cho rằng chị viển vông cũng có lý bởi Lào Cai ngày trước khoa học công nghệ hay nông nghiệp chất lượng cao là điều rất xa xỉ, chưa kể nông nghiệp du lịch để hiểu và làm được là cả vấn đề

Rồi hiểu đã khó, thực hiện còn phải tính tới thế hệ nữa. Chỉ khi thế hệ này, những người như chị bây giờ, làm được hạ tầng nông nghiệp tốt thì thế hệ sau mới có thể phát triển.

Bởi thế mô hình của Linh Dương phải phát triển “từ giờ đến cuối đời để nó để lại một dấu ấn cuộc đời”, chị mong xa.

Chị muốn chứng minh một mô hình du lịch mới, phù hợp với nước mình dù theo đúng kỳ vọng của chị cũng chưa thể đạt được. Phải khôi phục lại truyền thống văn hóa, canh tác, chỉ thế đã thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Nghe toàn chuyện khó khăn nhưng chúng tôi chưa một lần nghe thấy chị có ý dừng lại. Tự nói mình bảo thủ, chị chưa bao giờ nghĩ sẽ đi con đường khác, đã chọn rồi thì khó mà thay đổi.

“300ha vùng nguyên liệu sẽ quy hoạch làm vùng sinh thái. Sẽ có cây ăn quả, nhà vườn”, chỉ tay ra phía ngoài cửa sổ xe chị giới thiệu.

Bức tranh tương lai tiếp tục được chị vung tay phác họa qua cửa kính ô tô, xung quanh vùng sinh thái sẽ là tổ hợp sân golf. Theo quy hoạch nhất quyết không cho làm trồng chéo, vùng chè được giữ nguyên cảnh quan của nó trên đỉnh núi.

Bức tranh đấy đã có và đang thêm các nét phác thảo, nhưng cái tên Linh Dương mới là nét chính của thành công.

“Khi xác định đầu tư vào nông nghiệp phải cải tạo đất đai, bạt núi xẻ đồi, mà như thế không chỉ cần có tiền bạc, sức lực, trí tuệ mà cần cả cái bản lĩnh, cần sức mạnh của tập thể của sự đoàn kết, mạnh mẽ”, chị nhấn mạnh.

Linh dương, tên của loài móng guốc sống trong tự nhiên, giống loài mạnh mẽ, đoàn kết và chung thủy như chị nói. Và nó tình cờ xuất hiện trong bức tranh của chị trong chương trình truyền hình về thế giới động vật. Linh Dương của Linh Sơn ra đời là thế.

Câu chuyện tình cờ ấy trùng hợp với điểm cuối hành trình về quá khứ, chúng tôi rời xe bước bộ qua rừng chè để lên đỉnh Linh trà. Bên ấm trà, nhìn chị tôi thấy đằng sau gương mặt mỗi con người, mỗi doanh nhân là cả một bầu trời nghị lực và đam mê.