Đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề bức thiết kể từ sự sụp đổ của Enron vài năm trước. (Một tập đoàn năng lượng bị phá sản với bê bối kiểm toán).

Tuy nhiên, sự ưu tiên của các cá nhân khác với sự ưu tiên của một doanh nghiệp, do đó mức độ tôn trọng đạo đức kinh doanh cũng khác nhau giữa các công ty. Có bốn lý thuyết đạo đức chủ yếu giải thích cách mà một số công ty có thể ứng xử trong kinh doanh.

Mặc dù có các tiêu chuẩn, chẳng hạn như tính trung thực, mà nhiều người cảm thấy doanh nghiệp nên duy trì thì đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp giúp chúng ta hiểu được tại sao các doanh nghiệp vẫn luôn được khách hàng tin tưởng mà không cần phải thu hút sự chú ý của họ.

Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là những tiêu chuẩn đạo đức mà chính công ty đề ra.  Một số doanh nghiệp liệt kê ra những tiêu chuẩn đạo đức mà nhân viên phải tuân theo trong sổ tay hướng dẫn; trong khi các doanh nghiệp khác thì đạo đức kinh doanh được nhận ra một cách gián tiếp.

Nói chung, mặc dù đạo đức kinh doanh là những cư xử trung thực trong kinh doanh,  nhưng các nguyên tắc đạo đức trong thực tế vẫn được đưa ra để tranh luận trong các buổi họp quan trọng trong nhiều năm.

Bạn hãy thử: Trang EVN hoặc Stanford Encyclopedia of Philosophycung cấp giải thích và phân tích sâu về đạo đức kinh doanh.

Các nguyên tắc

Các nguyên tắc không nhất thiết phải là các tiêu chuẩn, mà chính là các chân lý tuyệt đối nhằm mục đích giúp cho đạo đức trong kinh doanh luôn được giữ vững. Về cơ bản, các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh là những chỉ dẫn giúp nhân viên hướng tới cách cư xử đúng đắn trong giao dịch kinh doanh.

Bạn hãy thử: Truy cập Careerlink để thảo luận về khái niệm.

Đạo lý học 

Đạo lý học có nghĩa là một doanh nghiệp dành ưu tiên cho xã hội hoặc người tiêu dùng lên trên tất cả những thứ khác. Trong đạo lý học, doanh nghiệp có nghĩa vụ duy trì và tuyệt đối tuân theo các cam kết và tuân thủ luật pháp.

Bạn hãy thử: Các bài viết về đạo đức kinh doanh từ PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỄ – Trưởng phòng Triết học xã hội, Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Việt Nam hay một giáo sư của Khoa Sinh học tại Đại học Davidson (Davidson College) ở Bắc Carolina biên soạn thông tin về các lý thuyết đạo đức, bao gồm cả đạo lý học, các lợi ích và sai sót của lý thuyết. Để xem tài liệu này, hãy cuộn xuống phần các Lý thuyết Đạo đức.

Chủ nghĩa vị lợi

Chủ nghĩa vị lợi gần giống như đạo đức ở chỗ khi công ty đưa ra những hoạt động để mang lại kết quả khả quan nhất. Đến cuối cùng  lợi ích của tất cả mọi người là công bằng như nhau. Đây là một bản  phân tích các hậu quả và lựa chọn hành động sao cho ít tiêu cực.

Khiếm khuyết của cách tiếp cận đạo đức này là một doanh nghiệp có thể tìm thấy những lợi ích cho công ty và nhân viên của mình nhiều hơn những lợi ích cho người tiêu dùng.

Bạn hãy thử: Đọc bài Công Lợi (Học  thuyết) của Triethoc.edu. Đọc bài nghiên cứu về chủ nghĩ vị lợi với với đạo đức kinh doanh  Markkula Center for Applied Ethics của Trung tâm Markkula thuộc trường Đại học Santa Clara.

Thuyết tương đối

Chủ nghĩa tương đối về đạo đức là quan điểm mà mỗi cá nhân đều có một ý kiến cân bằng hợp lý. Việc xác định đạo đức phụ thuộc vào các chuẩn mực văn hoá của mỗi cá nhân.

Trong kinh doanh thuyết tương đối cho rằng khái niệm đúng và sai của CEO có thể khác với quan niệm của khách hàng.

Bạn hãy thử: Để có thêm phân tích chuyên sâu về chủ nghĩa tương đối về đạo đức, hãy truy cập Giáo dục văn hoá doanh nghiệp hoặc All About Philosophy.

Chủ nghĩa vị kỷ đạo đức

Chủ nghĩa vị kỷ đạo đức là quan điểm đạo đức cho cá nhân để thúc đẩy phúc lợi của chính mình so với lợi ích của người khác..

Bạn hãy thử: Truy cập Chúng ta học hoặc The Internet Encyclopedia of Philosophy để biết thêm thông tin về chủ nghĩa vị kỷ đạo đức

Biên tập

Câu hỏi phổ biến
Bạn muốn đặt câu hỏi?

Tối đa 75 chữ
Làm gì cho doanh nghiệp của bạn