Thương mại điện tử của Nestlé sẽ chiếm 25% doanh số vào năm 2025

Tây Giang

Nestlé cũng đang chuyển đổi hoạt động bằng cách số hóa hơn nữa chuỗi cung ứng và sản xuất. Mục tiêu là tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và phân tích dự đoán. | Ảnh minh họa

Nestlé S.A., công ty chế biến thực phẩm và đồ uống đại chúng lớn nhất thế giới, nhận thấy nhiều lợi ích mà thương mại điện tử đem lại dưới mọi hình thức là một giải pháp quá ngọt ngào để từ bỏ

Mặc dù có trụ sở chính tại Vevey, Vaud, Thụy Sĩ, Nestlé coi Bắc Mỹ là thị trường lớn nhất của mình. Hãng cũng có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm qua. Nestlé làm thực phẩm trẻ em và y tế, nước đóng chai, ngũ cốc ăn sáng, cà phê và trà, bánh kẹo, các sản phẩm từ sữa, kem, thực phẩm đông lạnh, thức ăn cho vật nuôi và đồ ăn nhẹ.

Công ty cũng sản xuất các thương hiệu nổi tiếng như Nescafé, KitKat, Nespresso, Maggi, Toll House và Milo. Nestlé đã đặt ra một kế hoạch đầy tham vọng để đưa thương mại điện tử chiếm 25% tổng doanh số bán hàng ngay sau năm 2025.

“Nestlé đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số dựa trên dữ liệu của mình trên tất cả các danh mục và khu vực địa lý,” Bernard Meunier, phó chủ tịch điều hành và người đứng đầu các đơn vị kinh doanh chiến lược, tiếp thị và bán hàng, cho biết tại ngày nhà đầu tư hàng năm của công ty ở Barcelona vào tuần trước.

Nestlé đẩy mạnh bán hàng trực tuyến

Ngày nay, thương mại điện tử, ngành mà nhiều công ty thương hiệu tiêu dùng định nghĩa là doanh số bán hàng trực tuyến của các nhà bán lẻ và nhà phân phối của mình, chiếm khoảng 15% tổng doanh số bán hàng của Nestlé.

Con số này tăng từ mức 8% trong năm 2018. Nestlé không công bố bất kỳ doanh số bán hàng thương mại điện tử cụ thể nào. Công ty đã công bố tổng doanh thu là 95,71 tỷ đô la trong năm tài chính 2021.

Số hóa là một thành phần quan trọng để tiếp tục thành công trong kinh doanh, Nestlé nói.

Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 15% tổng doanh số bán hàng của Nestlé.

Công ty đã công bố tổng doanh thu là 95.71 tỷ đô la trong năm tài chính 2021.

“Số hóa chạm đến tất cả các khía cạnh kinh doanh của Nestlé, từ quản lý chuỗi cung ứng đến sản xuất đến tiếp thị và bán hàng đã thiết lập vững chắc Nestlé ở vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống,” công ty cho biết.

Công ty cho biết họ đang chuyển sang kết nối với người tiêu dùng theo cách phù hợp và được cá nhân hóa. Vào năm 2019, 20% tất cả các liên hệ của người tiêu dùng với Nestlé đã được cá nhân hóa. Mục tiêu là đạt 40% vào cuối năm 2020. Nestlé cũng đã xây dựng một mạng lưới hơn 25 studio nội dung điện tử.

“Các studio này tạo ra nội dung có tác động và phù hợp với địa phương với tốc độ và hiệu quả, sản xuất các tài liệu truyền thông dành riêng cho thị trường và người tiêu dùng trong vòng chưa đầy 48 giờ,” công ty cho biết.

Nestlé cũng đang chuyển đổi hoạt động bằng cách số hóa hơn nữa chuỗi cung ứng và sản xuất của mình. Mục tiêu là tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và phân tích dự đoán.

Ví dụ, vào cuối năm 2019, Nestlé đã trang bị cho 100 nhà máy ““collaborative robots.”. Chúng tương tác với con người trong một không gian chung hoặc làm việc an toàn khi ở gần nhau.

“Chúng tôi hy vọng sẽ tăng đầu tư vào tiếp thị kỹ thuật số lên 50% và gần gấp đôi tỷ lệ thương mại điện tử vào năm 2025,” công ty cho biết.

“Nestlé đang tăng tốc số hóa, sử dụng dữ liệu và công nghệ để mở khóa hiệu quả và cơ hội tăng trưởng”, công ty cho biết. “Chúng tôi đang tận dụng sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng bằng cách khuếch đại các doanh nghiệp tập trung vào kỹ thuật số của chúng tôi và mở rộng khả năng kỹ thuật số.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *