Thương mại điện tử của Đông Nam Á đạt 150 tỷ đô la vào năm 2025

Nguyễn Trang

Khu vực này có trung bình 5 triệu đơn đặt hàng thương mại điện tử trong một ngày, theo Entrepreneur

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tăng gấp 7 lần kể từ năm 2015, lên tới 38 tỷ đô la vào năm 2019, vượt xa bất kỳ lĩnh vực dựa trên internet nào khác trong khu vực. Ngành này dự kiến sẽ đạt mốc 150 tỷ đô la vào năm 2025 , nhờ vào việc ngày càng có nhiều người sử dụng internet trong khu vực.

Mặc dù sự dễ dàng và thuận tiện đã thúc đẩy sự bùng nổ của thương mại điện tử trên toàn thế giới, các chương trình giảm giá trên trực tuyến quá cao đã đóng một vai trò lớn hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng đắt tiền như điện tử.

Tại Đông Nam Á, các ngày hội mua sắm trực tuyến được tổ chức bởi các công ty quốc tế, cũng như các công ty nội địa giúp tăng doanh số: từ ngày 9/9 (ngày 9 tháng 9), đến Ngày độc thân (11/11) đã giúp Alibaba đạt doanh số kỷ lục sau năm năm.

Một báo cáo của Google Trends cho thấy những yêu cầu liên quan đến voucher, coupon và các chương trình khuyến mãi, thường được các nền tảng thương mại điện tử đưa ra trong các ngày hội mua sắm, đã tăng lên gấp đôi trong bốn năm qua.

Các dịch vụ như giao hàng trong cùng ngày hoặc hai giờ cũng khuyến khích người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, với thời gian giao hàng ngắn hơn đang trở thành chất xúc tác cho việc mua các mặt hàng sử dụng hàng ngày, giá rẻ như hàng tạp phẩm, quần áo, thuốc, v.v.

Gamification của mua sắm điện tử

Gamification là việc ứng dụng các thành phần của Game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác…) vào một hoạt động bất kỳ với mục đích tạo động lực & hứng thú cho người dùng, thay đổi nhận thức và khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự trong tương lai.

Một số hình thức Gamification phổ biến gồm có: hệ thống huy hiệu, bảng xếp hạng, thanh trạng thái thăng tiến…

Các ứng dụng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á đã khai thác văn hóa “người ảnh hưởng trên mạng xã hội” để cho phép tạo nội dung liên quan đến mua sắm trực tuyến, chẳng hạn như “đập hộp” các sản phẩm, theo sau là các đánh giá.

Các ưu đãi có giới hạn thời gian, trong đó khách hàng chỉ có vài phút để kiểm tra các mặt hàng từ giỏ hàng của họ nếu họ muốn giảm giá sâu, cũng đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến.

Ngành công nghiệp thương mại điện tử đã vô tình làm phát sinh một số doanh nghiệp lĩnh vực logistic trong khu vực, tạo ra sự cạnh tranh với nhau về thời gian giao hàng và chi phí vận hành để có thể ký hợp đồng với những những doanh nghiệp mua sắm trực tuyến lớn, một lần nữa việc tạo ra hệ thống thuận lợi hơn lại càng thu hút người tiêu dùng vào hệ sinh thái mua sắm trực tuyến.

Bị buộc phải từ bỏ lợi nhuận để thu hút khách hàng mua trực tuyến, các công ty thương mại điện tử trong khu vực đã chuyển sang kiếm tiền từ phía cung, bằng cách cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng để tính phí cho người bán, như logistic, quản lý hàng tồn kho, và quảng cáo, một nghiên cứu chung giữa Google, Temasek và Bain & Co đã cho biết thêm.