Thương hiệu làm đẹp của Việt Nam kết hợp truyền thống với công nghệ

Lan Hạ (Theo CNN)

Các nhãn hiệu quốc tế đang thống trị thị trường sản phẩm làm đẹp cao cấp của Việt Nam, nhưng điều đó không ngăn cản Đỗ Duy Khánh và Đinh Phương Anh tạo ra một phân khúc thích hợp cho thương hiệu của mình – Skinlosophy.

Duy Khánh cho biết, một thập kỷ trước, thị trường làm đẹp của Việt Nam hoạt động theo hai thái cực. Một thái cực là “các sản phẩm tinh vi, dựa trên khoa học, được thiết kế tốt, đóng gói và bán trên thị trường” do các thương hiệu nước ngoài sản xuất.

Còn thái cực kia là các công thức của Việt Nam “đơn giản, chưa tinh chế”.

Nhiệm vụ của Skinlosophy là kết hợp lợi ích của cả hai phong cách: sử dụng các quy trình khoa học, như lên men, chưng cất và hóa rắn, để tinh chế các thành phần thảo dược truyền thống ở châu Á.

Cả Duy Khánh và Phương Anh đều là những người có truyền thống làm trong ngành làm đẹp: Gia đình của Khánh chuyên nhập khẩu mỹ phẩm và điều hành một spa, trong khi gia đình của Phương Anh sở hữu một loại thuốc thảo dược.

Xác định được khoảng trống trên thị trường, hai doanh nhân trẻ (Duy Khánh 28 tuổi, Phương Anh 30 tuổi) quyết định cùng nhau kinh doanh.

Họ bắt đầu phát triển lĩnh vực của mình bằng cách pha chế các công thức làm đẹp trong phòng thí nghiệm nhỏ của gia đình Phương Anh.

Duy Khánh cho biết, các sản phẩm được thiết kế để sử dụng ở vùng khí hậu nóng ẩm của Việt Nam với các đặc điểm “không dính nhờn, không làm tắc lỗ chân lông và đem lại cảm giác nhẹ tênh trên da.”

Vào năm 2016, nhu cầu đã vượt xa nguồn cung. Khánh và Phương Anh đã rút hết tiền tiết kiệm của mình, vay tiền, thiết lập một cơ sở được trang bị đầy đủ thiết bị cách thành phố Hồ Chí Minh một giờ lái xe và ra mắt thương hiệu Skinlosophy.

Hiện cơ sở đang có thuê 20 nhân viên và bán trung bình bán được 1.000 sản phẩm mỗi tuần.

Sùng Thi May, một thành viên của cộng đồng người Mông, thu hoạch các loại thảo mộc để sản xuất dầu gội của Skilosophy

Skinlosophy không phải là thương hiệu Việt Nam duy nhất tạo không gian trên thị trường các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

Naunau chuyên về nước hoa và nến thơm, đồng thời cung cấp các hội thảo DIY nơi khách hàng học cách pha trộn dầu thơm, nước hoa và tự tạo bom tắm.

Stone Hill là một chuyên gia chocolate hữu cơ, làm tẩy tế bào chết và kem dưỡng ẩm xà phòng chiết xuất từ cao cao , cũng như các món ăn có thể ăn được.

Sự tăng trưởng của các công ty này phản ánh một xu hướng rộng lớn hơn. Nhà cung cấp nghiên cứu thị trường Euromonitor báo cáo rằng doanh số bán các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân cao cấp tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2013.

Thị trường này trị giá hơn nửa tỷ đô la vào năm ngoái và ước tính sẽ tăng lên 850 triệu đô la vào năm 2023.

Sự mở rộng nhanh chóng này được thúc đẩy nhờ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Việt Nam và sự gia tăng của nhân khẩu học trung lưu.

Theo Ngân hàng Thế giới, tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện chiếm 13% trong tổng số 97 triệu dân và dự kiến sẽ đạt 26% vào năm 2026.

Các sản phẩm của Skinlosophy có các thành phần như trà xanh và hồng sâm

Khánh cho biết, phần lớn khách hàng là phụ nữ trong độ tuổi từ 22 đến 30 và 80% doanh số của Skinlosophy đến từ trực tuyến.

Nguyễn Thị Như Ngọc, giám đốc tiếp thị của cơ quan nghiên cứu thị trường Kantar, cho biết truy cập internet là nhân tố chính thúc đẩy doanh số bán sản phẩm làm đẹp của Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Kantar, 88% thành thị và 38% hộ gia đình nông thôn hiện đang trên trực tuyến; với 95% và 69% có điện thoại thông minh.

Thành phần truyền thống của Skinlosophy bao gồm trà xanh, hồng sâm, tơ tằm và nấm linh chi.

“Các sản phẩm phổ biến nhất là sữa rửa mặt, thuốc trị mụn và các công thức được thiết kế để làm cho da căng lên và sáng hơn”, Khánh cho biết.

Cặp đôi này phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi phát triển kinh doanh, vì sự ưu tiên đối với các sản phẩm quốc tế.

“Các thương hiệu nước ngoài có hơn 90% thị phần trong lĩnh vực chăm sóc và làm đẹp cá nhân tại Việt Nam”, bà Ngọc nói thêm rằng người tiêu dùng có xu hướng tin rằng các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt hơn.

“Thật khó để đương đầu với những gã khổng lồ trong việc cố gắng giành được sự chú ý và tin tưởng của mọi người”, Khánh nói. Nhưng với một cơ sở khách hàng trung thành, anh hy vọng rằng Skinlosophy sẽ tiếp tục phát triển.