Thanh toán không dùng tiền mặt trên thương mại điện tử – Thời gian là vàng

Nguyên Hoàng

Hiện nay tổng giao dịch thanh toán về tiêu dùng trên toàn bộ Châu Á – T hái Bình Dương là 11.000 tỉ USD và khoảng 6.100 tỷ USD

Theo một dự báo, toàn bộ thị trường Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng khoảng 543 triệu USD với 10% tăng trưởng trong giao dịch thanh toán thương mại điện tử (TMĐT)

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Theo bà Đặng Thị Tuyết Dung, giám đốc Visa tại Lào và Việt Nam thì “Trong 1 giây tốc độ xử lý hệ thống của visa là 65.000 giao dịch”. Có tới gần 54 triệu địa điểm chấp nhận thẻ, mỗi địa điểm có thể có tới hàng trăm máy chấp nhận thẻ.

Cũng theo bà Tuyết Dung, hạ tầng thanh toán cực kỳ quan trong khi chúng ta nói về thương mại điện tử. Không chỉ dừng lại ở các máy POS vật lý, mà còn tiến tới việc chấp nhận thanh toán trên hạ tầng TMĐT.

Hiện nay tổng giao dịch thanh toán về tiêu dùng trên toàn bộ Châu Á – T hái Bình Dương là 11.000 tỉ USD và khoảng 6.100 tỷ USD là số liệu được cho là hoàn toàn được giao dịch bằng hình thức tiền mặt hoặc séc.

Tuy nhiên tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 44%. Việt Nam sẽ sớm gia nhập những quốc gia 100 triệu dân và mục tiêu đến 2021, sẽ có 42 triệu người tiêu dùng thương mại điện tử và tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm xuống chỉ còn 10%.

Với mục tiêu giúp người tiêu dùng quen hơn về việc thanh toán không dùng tiền mặt, và điều đó có ý nghĩa lớn với các đơn vị kinh doanh chứ không chỉ người tiêu dùng. Việc mức độ tăng trưởng của TMĐT ngày càng mạnh lên, con số này vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn cho tất cả mọi người.

Nếu nhìn vào các tiêu chí, chỉ tiêu tiêu dùng khác nhau của người tiêu dùng từ du lịch, tài chính cho tới các lĩnh vực về bán lẻ…  con số này có thể chỉ mới là của các khách hàng mới tiếp cận về TMĐT, đang tim hiểu hàng hóa, order hàng, nhưng từ khâu tìm hiểu tới khâu thanh toán, tỉ lệ sử dụng phương tiện thanh toán dùng tiền mặt rất cao, khoảng 77%.

Khi con số 77% xuống càng thấp thì tốc độ thanh toán của người tiêu dùng đến cho các doanh nghiệp đang kinh doanh TMĐT sẽ càng nhanh hơn, tức là dòng tiền đến với doanh nghiệp sẽ nhanh hơn, từ đó có thể tái đầu tư với dòng vốn một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, hành vi thanh toán không sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng nhằm mục đích hướng tới sự tiện lợi, nhanh và đơn giản là điều sẽ mang lại hiệu quả rất là lớn cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Một nghiên cứu của Visa năm 2017 cho thấy tổng doanh số chi tiêu bằng thẻ visa ở Việt Nam tăng 37% so với năm trước và số lượng giao dịch bằng thẻ visa là tăng 25%.
Thanh toán TMĐT của Visa trên toàn bộ doanh số của Visa tại thị trường Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn, trên 70%.

Tổng số lượng giao dịch thanh toán trên TMĐT thực hiện bằng thẻ visa tăng 26%, tổng doanh số thanh toán TMĐT trên thẻ visa là 40%.

Hành vi tiếp cận TMĐT càng ngày càng mạnh hơn tại VIệt Nam từ góc độ người tiêu dùng. Con số khá vĩ mô, nhưng với sự tăng trưởng về tiếp cận về giao dịch thanh toán TMĐT, đặc biệt là về thanh toán số.

Trên thế giối hiện nay có tới 3,3 tỷ thẻ với thương hiệu visa, 200 quốc gia và lãnh thổ chấp nhận thanh toán bằng thẻ visa và tổng giá trị thanh toán mà visa hỗ trợ cho tất cả tổ chức tài chính, doanh nghiệp trên toàn cầu là 188 tỷ USD.

Chạm thể thanh toán

Để xây dựng một hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt, đầu tiên phải kể tới vai trò của các tổ chức tài chính, cung cấp dịch vụ tài chính.

Những tổ chức này là tổ chức đưa ra các giải pháp về dịch vụ tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn tới phương pháp này.

Bà Đặng Thị Tuyết Dung, giám đốc Visa tại Lào và Việt Nam

Bên cạnh đó là những hoạt động cụ thể ví dụ về các hoạt động về phổ cập tài chính, giáo dục kỹ năng tài chính.

Đây là được coi là vấn đề quan trọng đối với thị trường Việt Nam nếu chúng ta nhìn vào tỉ lệ dân số đang tiếp cận internet khoảng 72%, 52% dân số tiếp cận smartphone so với doanh số giao dịch TMĐT ngày hôm nay có lẽ dưới 10%.

Tỉ lệ không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện là 44%, nhưng con số này so với TMĐT còn thấp hơn rất nhiều.

Chúng ta sẽ thấy là giáo dục, đào tạo về phổ cập tài chính, giúp người dân hiểu rõ hơn về các dịch vụ tài chính, đặc biệt là các kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính rất là quan trọng, như vậy họ sẽ đủ niềm tin và kiến thức để tiếp cận với các phương pháp thanh toán mới.

Các giải pháp như thẻ trả trước là phương pháp mà các tổ chức tài chính sử dụng để tiếp cận thị trường mà 90% dân số đang tiếp cận hạn chế vào dịch vụ tài chính hoặc thậm trí vào thị trường dân số còn chưa tham gia vào dịch vụ tài chính ngân hàng. Việt Nam hiện chỉ có 59% dân số đã có tài khoản ngân hàng.

Những giải pháp như thẻ trả trước là một trong những hình thức tiếp cận rất nhanh vào phân khúc chưa tiếp cận dịch vụ tài chính.

Thẻ trả trước đơn giản hơn rất là nhiều, là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà giúp cho người tiêu dùng có thể thực hiện thanh toán dịch vụ của mình trên cả kênh vật lý và thương mại điện tử rất là nhanh chóng.

Và đấy là một cách để họ tiếp cận phương tiện thanh toán cao cấp hơn, việc chúng ta khuyến khích người tiêu dùng bằng cách hình thức marketing giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn các hình thức thanh toán mới

Mobipayment – thanh toán trên mobile đang có sự phát triển mạnh trong thời gian vừa qua, cái sự phát triển của nhóm công ty fintech là rất nhanh, các công ty fintech đang tập chung vào những giải pháp chính, một là giải pháp công thanh toán, giải pháp mobile app – app trên mobile cung cấp dịch vụ thanh toán trên đó và mobile wallet.

Nếu chúng ta nhìn vào thanh toán của mobile wallet trên thị trường chủ yếu đến từ các nhóm công ty Fintech. Tuy nhiên có một số vấn đề đó là bao gồm giữa cân bằng và đồng bộ hạ tầng về pháp lý, cũng như định hướng cho sự phát triển của giải pháp này có thể đồng bộ hơn.

Thay đổi hành động

Nhóm thứ 2 là mua nhóm mua trần, là những tổ chức cung cấp dịch vụ hàng hóa cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, là các đơn vị chấp nhận thanh toán, là các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Việc của chúng ta làm sao càng ngày càng khuyến khích người tiêu dung thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng khoảng 40% về thanh toán TMĐT thì đừng có băn khoăn trong việc phải surcharge (phụ phí).

Câu chuyện về surcharge, trả phí thêm trên giá cho người tiêu dùng, và phí này được hiểu là phí ngân hàng thanh toán khi họ cài POS, hoặc hạ tầng thanh toán thì họ có trả chúng ta một phí gọi là phí MDR.

Rất nhiều doanh nghiệp đang chuyển phí đó sang cho người tiêu dùng, cho rằng đây là phí phải trả ngân hàng nên phải trừ người tiêu dùng.

Điều đó giải quyết một phần chi phí hiện tại, nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng 40% như vậy và chúng ta vô tình sử dụng công cụ surcharge để chuyển chi phí sang người tiêu dùng làm giá hàng hóa hàng, dịch vụ của chúng ta tăng lên, điều đó sẽ không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ nữa và mất đi cơ hội tăng trưởng 40% 50%, thậm chí 60% thì tốc độ tăng trưởng của mình sẽ giảm xuống vì một suy nghĩ ở mức độ về chi phí như vậy

Đây là một vấn đề rất quan trong ở thị trường Việt Nam. Nên ứng dụng nhiều hình thức thanh toán trên thị trường phối hợp với các tổ chức tài chính và các công ty Fintech để có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn.

Ngoài ra, vai trò của chính phủ rất quan trong trong việc thúc đẩy thanh toán điện tử ở góc độ hạ tầng thanh toán hay pháp lý để giúp đồng bộ, đuổi kịp các xu hướng công nghệ bây giờ.

Một điểm rất quan trọng đó là POS là hạ tầng thanh toán ở Việt Nam, một trong những yếu tố thành công rất lớn của việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là sự thúc đẩy thật nhanh hạ tầng chấp nhận thanh toán của các phương tiện không dùng tiền mặt.

Ngày hôm nay có thể chúng ta quen với POS và tương lai tới sẽ có những khái niệm mới mà ở các doanh nghiệp lớn như Lotte, Saigon coop, với công nghệ chạm trả, có nghĩa là các POS không cần quẹt thẻ nữa mà chỉ cần chạm thẻ vào là nhận.

Đó là vài trò của các tổ chức liên quan trong hệ sinh thái và dĩ diên đối với hệ sinh thái đó thì tất cả những gì đáng quan tâm chính là khách hàng.

Khách hàng phải là trọng tâm, tất cả sáng tạo, đặc biệt trong sáng tạo về số trong hệ sinh thái có thể đẩy mạnh hệ thanh toán thương mại điện tử cũng như kinh tế số tại Việt Nam

Trong tất cả nghiên cứu của Visa, yếu tố giúp người tiêu dùng tham gia rất nhiều vào hệ sinh thái thanh toán TMĐT cũng như kinh tế số chiếm tới hơn 70% là các yếu tố chăm sóc, gẵn kết khách hàng, các cơ cấu về chăm sóc khách hàng về những lợi ích họ có thể nhận được trong quá trình thanh toán, các lợi ích mà họ được tiếp tục chăm sóc khi họ tiếp tục tham gia vào hệ sinh thái của mình.

Đặc biệt liên quan tới các chương trình điểm thưởng cho việc gắn kết. Trong đó có việc kiếm và tiêu điểm thưởng, nhiều tổ chức sử dụng hình thức tiêu và trả lại lại tiền mặt hay giảm giá hàng hóa nhưng càng ngày hệ sinh thái về sử dụng điểm này càng ngày càng đa dạng hơn.

Nó được xây dựng trên cơ sở hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ và rất nhiều tổ chức khám tham gia vào hệ sinh thái để giúp cho người tiêu dùng có thể giúp người tiêu dùng sử dụng ở nhiều lựa chọn phong phú hơn và đem lại lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng

Đây là nghiên cứu quan trọng trong việc xây dựng mô hình dịch vụ khi mà khuyến khích khách hàng gắn kết càng nhiều với mình cũng như tham gia tích cực hơn và hiệu quả hơn vào hạ tầng sinh thái thanh toán TMĐT

Một điều quan trọng đó là an toàn bảo mật. Đây là là một trong những chiến lược hoạt động quan trọng nhất cho các công nghệ về hạ tầng thanh toán ở Việt Nam và trên toàn cầu cũng như các công nghệ mới về sáng tạo, về số và đặc biệt là công nghệ trao quyền cho người tiêu dùng.