Tang vật động vật rừng được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Minh Đức

Ảnh: Internet

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành thông tư quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước

Theo đó, tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu

Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dẫn đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc trung ương bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu

Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật tiếp nhận động vật rừng chuyển giao theo phương án xửu lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Đối với đơn vị tiếp nhận động vận rừng tự nguyên giao nộp nhà nước phải thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp nhà nước

Về chuyển giao động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, nhóm IIB và không thuộc trường hợp phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật, cơ sở tiếp nhận động vật rừng có một trong những chức năng, nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tồn, trưng bày vì mục đich giáo dục bảo tồn. Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, bảo quản động vậy rừng

Đối với động vật rừng bán cho tổ chức, cá nhân, động vật rừng là tang vật, vật chứng thuộc loại được phép sử dụng vào mục đích thương mại, có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định bán động vật rừng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, thông tư này còn quy định về nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ

Thông tư này không điều chỉnh đối với trường hợp chuyển giao bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng cho Cơ quan Dự trữ nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/2/2020