Tại sao Amazon chiếm ưu thế thương mại điện tử?

Ngân Hà

Mỗi một đô la người tiêu dùng Mỹ chi tiêu trực tuyến trong năm 2018 Amazon chiếm gần 37 xu và chiếm hơn 5 xu trong mỗi một đô la bán lẻ mà người tiêu dùng Mỹ đã chi tiêu (bao gồm cả các mặt hàng không thường mua trực tuyến, như ô tô và xăng dầu), theo Internet Retailer ước tính.

Vào cuối tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ trên CNBC rằng Amazon đã “phá hủy ngành bán lẻ trên khắp Hoa Kỳ và không còn nghi ngờ gì về việc công ty này đã hạn chế sự cạnh tranh”.

Lời chỉ trích này là phản ứng của ông Mnuchin trước một thông báo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ một ngày trước đó về việc mở một cuộc đánh giá chống độc quyền rộng rãi đối với các công ty công nghệ lớn, bao gồm cách nhà bán lẻ đã “đạt được quyền lực thị trường” và cách thức họ làm giảm sự cạnh tranh, kìm hãm sự đổi mới, mặt khác còn làm tổn hại đến người tiêu dùng.

Trong khi Bộ Tư pháp đã tuyên bố về các công ty mà họ đang xem xét, nhiều người tin rằng Amazon đang trong tầm ngắm.

Có một số lý do khiến Amazon thu hút sự chú ý của các nhà quản lý, đáng chú ý nhất là vai trò quá lớn của nhà bán lẻ này trong ngành thương mại điện tử.

Theo Internet Retailer ước tính, mỗi một đô la người tiêu dùng Mỹ chi tiêu trực tuyến trong năm 2018 Amazon chiếm gần 37 xu và chiếm hơn 5 xu trong mỗi một đô la bán lẻ mà người tiêu dùng Mỹ đã chi tiêu (bao gồm cả các mặt hàng không thường mua trực tuyến, như ô tô và xăng dầu).

Một số yếu tố xây dựng nên sức mạnh của Amazon trong ngành thương mại điện tử và ngành bán lẻ rộng lớn này là: Amazon Prime, chương trình khách hàng thân thiết, năm nay đã bắt đầu cung cấp dịch vụ vận chuyển trong ngày, ngoài việc giảm giá tại Whole Food, dịch vụ streaming và một loạt các lợi ích khác;

Kkho dữ liệu khổng lồ mà Amazon thu thập từ người tiêu dùng; ngân sách tiếp thị khổng lồ vượt quá doanh thu thương mại điện tử trừ ba cửa hàng ở Hoa Kỳ;

Và thị trường trực tuyến của Amazon cho phép nhà bán lẻ mở rộng lựa chọn trực tuyến của mình bằng hàng triệu SKU (đơn vị lưu kho) mà Amazon không cần phải mua.

Định vị thị trường độc đáo của Amazon trên thị trường bán lẻ đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử Hoa Kỳ.

Người tiêu dùng đã chi 513,68 tỷ đô la cho các thương nhân Hoa Kỳ trên trực tuyến vào năm 2018, tăng 14,2% so với 449,88 tỷ đô la đã chi trong năm trước đó, theo phân tích mới của Internet Retailer về dữ liệu ngành và số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Internet Retailer ước tính rằng năm 2018 người tiêu dùng đã mua 188,91 tỷ đô la hàng hóa trên Amazon.com, trang web thương mại điện tử của Hoa Kỳ, cũng như ứng dụng mua sắm (bao gồm doanh số bán sản phẩm của chính Amazon và của người những người bán trên nền tảng), tăng 23,0% so với năm 2017.

Điều đó có nghĩa là Amazon chiếm khoảng 36,8% doanh số bán lẻ trực tuyến của Hoa Kỳ và 55,4% lợi nhuận thương mại điện tử tại Hoa Kỳ vào năm ngoái.

Hoặc, đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, Amazon chiếm 5,2% trong số 3.632 nghìn tỷ đô la Mỹ mà người tiêu dùng đã chi cho hàng hóa bán lẻ vào năm ngoái và chiếm 24,7% tổng tăng trưởng doanh số bán lẻ.

Nền tảng thương mại điện tử của Amazon phát triển

Số lượng các nhà bán lẻ và thương hiệu bán hàng trên Amazon ngày càng tăng đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng của gã khổng lồ thương mại điện tử này:

58% tổng giá trị hàng hóa mua trên Amazon đã được bán thông qua nền tảng thương mại điện tử vào năm 2018. Đó là tăng hai điểm phần trăm so với một năm trước và chín điểm phần trăm so với năm năm trước.

Sự tăng trưởng đó bắt nguồn từ một số thương hiệu lớn, bao gồm Nike Inc., Best Buy Co. Inc. và Chico’s FAS, trong những năm gần đây đã bắt đầu bán ít nhất một phần SKU của họ trên nền tảng Amazon và được Amazon phối hợp thúc đẩy mối quan hệ bán buôn với nhiều thương nhân nhỏ bán số lượng lớn trực tiếp cho đại gia bán lẻ.

Cái gọi là thanh lọc nhà cung cấp sẽ có khả năng thúc đẩy các nhà bán lẻ nhỏ này bán trực tiếp cho người tiêu dùng trên Amazon.

Kết quả từ những nỗ lực đó là hơn 1/3 (176) thương nhân được xếp hạng trong Top 500 nhà bán lẻ trên Internet, hiện đang bán hàng trên Amazon, tăng 69,2% so với 104 trong năm 2017.

Và những thương nhân đó đang ngày càng trả nhiều tiền hơn cho Amazon Advertising, doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh chóng để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của họ.

Nhìn vào doanh số của bên thứ ba theo một cách khác, bên thứ ba đã bán ước tính 160,00 tỷ đô la vào năm ngoái, tăng 22,5% so với 130,66 tỷ đô la một năm trước đó.

Tại Hoa Kỳ, doanh thu của bên thứ ba đạt 109,12 tỷ đô la. Điều đó có nghĩa là người bán hàng bên thứ ba của Amazon chiếm khoảng 21,2% doanh số bán lẻ trực tuyến của Hoa Kỳ vào năm ngoái.

Amazon thu một khoản hoa hồng cho mỗi lần bán hàng, một khoản phí dao động từ 8% đến 25%, dựa trên danh mục sản phẩm, yêu cầu hoa hồng 15% với hầu hết các mặt hàng.

Điều đó cho thấy Amazon đã thu được khoảng 24 tỷ đô la tiền hoa hồng từ doanh số bán hàng trên nền tảng vào năm ngoái và 16,37 tỷ đô la chỉ riêng ở Hoa Kỳ. (Amazon không báo cáo doanh thu hoa hồng từ doanh số bán hàng trên nền tảng)

Ngoài các khoản hoa hồng đó, Amazon còn tạo doanh thu từ người bán trên thị trường trả tiền để tiếp thị thương hiệu và sản phẩm của họ thông qua Amazon Advertising và cho các dịch vụ bổ sung, như Fulfillment của Amazon, cho phép các thương nhân thanh toán cho Amazon để lưu trữ và vận chuyển hàng tồn kho.