Sử dụng Blockchain để thương mại hóa giao dịch năng lượng

Nguyễn Trang (Theo Entrepreneur)

Electrify đã sẵn sàng thương mại hóa giao dịch năng lượng tái tạo ngang hàng (P2P) được kích hoạt thông qua blockchain tại Singapore để cho phép cả các dịch vụ tiện ích và người tiêu dùng sản xuất và bán điện

Ở Singapore, blockchain đang bắt đầu xâm nhập để ‘dân chủ hóa” ngành công nghiệp năng lượng, khi thành phố này tiếp tục hỗ trợ các công nghệ chạy bằng năng lượng tái tạo.

Đến tháng 9, nền tảng bán lẻ điện có trụ sở tại Singapore -Electrify, đã sẵn sàng triển khai thí điểm để thử nghiệm việc thương mại hóa giao dịch năng lượng tái tạo ngang hàng (P2P) trong thành phố, cho phép cả các dịch vụ tiện ích và người tiêu dùng sản xuất và bán điện.

Công ty đã hoàn thành giai đoạn tiên kiểm (alpha test) nền tảng giao dịch năng lượng vào tháng 1 năm nay tại Singapore với 15 người tham gia, bao gồm 12 người tiêu dùng và 3 nhà sản xuất điện.

Trong đợt ra mắt đợt thử nghiệm thương mại sắp tới, sàn giao dịch năng lượng của Electrify có tên Synergy sẽ có 50 người tham gia có quyền tiếp cận vào bảng thông tin (dashboard) được nâng cấp để xem việc sản xuất và tiêu thụ điện của họ, cùng với các kế hoạch cung cấp năng lượng.

Theo CEO và đồng sáng lập Electrify, Martin Lim, nền tảng này sẽ cung cấp giao dịch năng lượng P2P giữa người sản xuất và người tiêu dùng một cách an toàn, đáng tin cậy với chi phí thấp.

Công ty này cũng đang lên kế hoạch ra mắt một sáng kiến tương tự ở Australia và Nhật Bản. Các nhà đầu tư và các công ty dịch vụ tiện ích từ Malaysia, Thái Lan và Tây Ban Nha cũng rất quan tâm.

Sáng kiến này sử dụng blockchain để tạo điều kiện cho giao dịch năng lượng P2P không phải là mới đối với ngành này. Các nghiên cứu trước đây cho phép các công ty ở Mỹ, Áo, Đức và các quốc gia khác bắt đầu giao dịch năng lượng P2P được kích hoạt thông qua blockchain nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, cải thiện hiệu quả năng lượng và giảm hao năng lượng trong quá trình chuyển giao.

Ông Lim khẳng định rằng dân chủ hóa việc tiếp cận năng lượng sạch sẽ có lợi cho tất cả mọi người. Startup này xem xét việc thu hẹp khoảng cách “khuyến khích” trong lĩnh vực phân phối năng lượng bằng cách loại bỏ các trung gian.

Bên cạnh việc nền tảng cho tạo điều kiện cho các công ty điện lực, bất kỳ ai có mái nhà lắp đặt pin mặt trời có đủ năng lượng dự trữ đều có thể bán điện.

“Nền tảng này là bất khả tri. Nó sẽ cho phép bất cứ ai (hộ gia đình và doanh nghiệp) lắp đặt tấm pin mặt trời có đủ năng lượng dư thừa để bán lại cho lưới điện hoặc cho ai đó không có pin mặt trời”, ông nói thêm

Tuy nhiên, ông Lim cảm thấy rằng sáng kiến này sẽ có nhiều người tiêu dùng là doanh nghiệp hơn là các hộ gia đình.

“Trong khi đối với một hộ gia đình, điều đầu tiên họ cân nhắc trong việc tiêu thụ điện đó là giá rẻ hơn, có thể là năng lượng mặt trời hoặc carbon. Còn các ngành công nghiệp có KPI, đặc biệt là có nhiệm vụ về tính bền vững phải chứng minh hoặc tiêu thụ năng lượng từ các nguồn bền vững”, ông đưa ra lý do

Đồng sáng lập Electrify (từ trái sang phải): Martin Lim & Julius Tan

Năng lượng của Electrify danh cho tất cả mọi người

Hệ thống phân phối điện có sở hạ tầng rộng và cực kỳ phức tạp được thiết lập từ các lưới điện, máy phát điện, nhà điều hành công tơ đến khu vực kiểm soát, bảo trì, v.v do ông Lim, cùng với người đồng sáng lập Julius Tan, trước đây làm việc cho nhà phát triển và bán lẻ năng lượng mặt trời lớn nhất ở Singapore sáng lập.

Theo ông Lim, hầu hết các quốc gia, khi năng lượng mặt trời được bán và xuất khẩu vào lưới điện, giá cả lại trở thành vấn đề bất lợi. “Trong phạm vi cơ bản, năng lượng được bán với giá bán buôn”, ông cho biết.

“Mặc dù Singapore bắt đầu bãi bỏ quy định của ngành điện vào năm 2001, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề về minh bạch trong thị trường đã thúc đẩy chúng tôi khởi động Electrify. Chúng tôi rất vui khi nói rằng Synergy gần với thương mại hóa”, Lim cho biết.

Electrify đã cài đặt các thiết bị IoT ở nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống phân phối vận hành của các công ty lưới điện để có thể kéo dữ liệu về sản xuất năng lượng và tiêu thụ năng lượng cùng một lúc.

Người tiêu dùng có thể mua năng lượng từ một nhà bán lẻ điện thông qua “hợp đồng thông minh” – một điều khoản hợp pháp giữa các bên mua và bên bán trong một mạng lưới blockchain phân quyền, phân bố.

“Chúng tôi sẽ tính phí giao dịch đối với năng lượng được sử dụng dựa trên khối lượng. Vì vậy, càng nhiều lưới điện thì doanh thu càng lớn”, nhà đồng sáng lập nói.

Ngoài ra, sử dụng Synergy Alpha của Electrify, người tiêu dùng không chỉ có thể xem và trả tiền cho mức tiêu thụ năng lượng của mình mà còn có thể xem nguồn năng lượng chính, cùng với lịch sử giao dịch, để cho phép thực hành giao dịch công bằng.

Nóc nhà biến thành nguồn năng lượng tái tạo

Singapore có những lựa chọn rất hạn chế khi tạo ra nguồn năng lượng tái tạo. Là một quốc gia đô thị hóa và đông dân, phần lớn điện của thành phố này đến từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt.

Nhưng, trong những năm qua, Singapore đang chuyển trọng tâm sang khai thác năng lượng tái tạo thông qua việc lắp đặt các tấm pin mặt trời do hệ thống PV vận hành, do đó, đã biến nóc nhà thành một nền tảng lý tưởng.

Trên thực tế, United Overseas Bank và Dutch Bank ING đã đầu tư một khoản đáng kể vào một công ty năng lượng tái tạo ở địa phương, Sunseap, để lắp đặt các hệ thống PV trên mái nhà khắp Singapore.

Theo báo cáo, Sunseap sẽ lắp đặt các hệ thống PV ở 210 địa điểm, từ khu vực thương mại và công nghiệp đến cơ quan chính phủ.

Mặt khác, Blockchain đã chứng tỏ là một công nghệ quý giá trong các lĩnh vực khác nhau đối với việc giao dịch, lưu giữ hồ sơ, di chuyển hoặc theo dõi sản phẩm, v.v.

Ví dụ, trong ngành logistic, blockchain là một công nghệ tuyệt vời đối với việc chuyển dữ liệu giữa các nhánh, các hợp đồng dịch vụ hoàn tất đơn hàng thông minh, theo dõi đường đi của sản phẩm.

Đối với câu hỏi, liệu blockchain sẽ phá vỡ ngành công nghiệp năng lượng không? Ông Lim trả lời, “ có và không. Khi nói đến năng lượng, blockchain có thể là công nghệ tuyệt vời trong việc theo dõi tiêu dùng; theo dõi giao dịch; theo dõi dữ liệu. Nó sẽ không tuyệt vời trong việc lắp đặt lưới điện đồng hay trong việc gia tăng các máy biến áp, trạm phụ, phần cứng, v.v.

Nhưng, tại sao blockchain lại có ý nghĩa quan trọng, là bởi sở hữu dữ liệu chính là chìa khóa của hệ thống”.

“Sở hữu dữ liệu rất quan trọng trong không gian năng lượng và đó là điều khiến blockchain trở nên quan trọng”

Martin Lim cho biết

Trong bối cảnh của Singapore, ngành này cần nhận thức rất rõ về công nghệ vì có một nhu cầu lớn đối với năng lượng tái tạo chưa được đáp ứng. Và, khi ngày càng nhiều công ty như Electrify bắt đầu theo đuổi năng lượng bền vững, nhu cầu dự kiến sẽ vượt qua cả nguồn cung từ các mái nhà.

Vào tháng 10 năm ngoái, công ty phân phối điện và khí đốt thuộc sở hữu của chính phủ Singapore, SP Group, đã ra mắt thị trường chứng chỉ năng lượng tái tạo dựa trên blockchain (REC) để cho phép các tổ chức trong nước và quốc tế giao dịch RECs.

Công ty cho biết công nghệ này sẽ đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và truy xuất nguồn gốc của mỗi giao dịch REC, đồng thời thúc đẩy tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn trên lưới điện.

Ông Lim cho rằng startup này rất quan tâm đến quy định. “Đây là lý do tại sao chúng tôi đã thực hiện liên tiếp các thay đổi nhỏ trước khi hoàn thành việc thương mại hóa nền tảng của mình”, anh nói thêm.

Thêm một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng năng lượng tái tạo?

Năng lượng tái tạo là từ thông dụng trong ngành năng lượng ngày nay. Theo báo cáo tháng 1 năm 2019 của Bloomberg New Energy Finance (BNEF), đầu tư năng lượng tái tạo toàn cầu đã vượt mức 332,1 tỷ USD vào năm 2018, với sự gia tăng của các hệ thống quang điện mặt trời (PV) từ 99GW năm 2017 lên khoảng 109GW vào năm 2018.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào năng lượng tái tạo, tiếp theo là Mỹ và Ấn Độ.

Trên thực tế, nhiều quốc gia đã bắt đầu tận dụng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ mà công nghệ đem lại, chẳng hạn như Saudi Arabia đang có kế hoạch đầu tư 50 tỷ đô la vào năng lượng tái tạo. Tương tự, Mông Cổ đang đầu tư 85 triệu đô la vào tuabin gió.

Trong khi đó, Costa Rica, Thụy Điển, Iceland và Paraguay đang chạy 100% năng lượng tái tạo.

Nhưng, bằng cách nào đó, ngành năng lượng tái tạo không phát triển nhanh như trái đất cần để đối mặt với mối đe dọa do biến đổi khí hậu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thiên tai do đập thủy điện gây ra.

Mặc dù nhiều quốc gia đã bắt đầu thay đổi các nguồn năng lượng bằng các giải pháp thay thế tái tạo, như năng lượng gió và mặt trời, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng để xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo rất tốn kém, nhưng đang phát triển không ngừng.

Có một loạt các câu hỏi phát sinh: “tại sao chúng ta không có nhiều năng lượng tái tạo hơn? Chính xác thì điều gì đang kìm hãm các nhà đầu tư, nhân viên ngân hàng và người dân đầu tư nhiều hơn? Mặc dù có rất nhiều tiền đổ vào ngành này, nhưng tại sao không có nhiều năng lượng tái tạo được tạo ra? Một số câu hỏi mà Lim đưa ra trong cuộc trò chuyện với phóng viên.