Săn lùng “Cỏ mùa hè, sâu mùa đông” ở Nepal

Nhắc đến dãy núi Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn) , người Châu Á lấy đó làm niềm tự hào về một hệ thống núi hùng vỹ, khiến cho bao người khát khao chinh phục Himalaya được hiểu như “nơi của tuyết”, ngụ ý núi rất cao, chỉ có tuyết mới tồn tại được ở đây.

Hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest.

Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.

Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputravà sông Dương Tử.

Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

Hệ động và thực vật của Himalaya biến đổi theo khí hậu, lượng mưa, cao độ, và đất. Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở chân núi đến băng và tuyết vĩnh cửu ở những đỉnh cao nhất. Lượng mưa hàng năm tăng từ tây sang đông dọc theo sười phía nam của dải núi.

Sự đa dạng về khí hậu, cao độ, lượng mưa, và đất đai tạo điều kiện cho nhiều quần xã động – thực vật phát triển. Ví dụ như ở những cao độ rất cao (áp suất thấp) cùng với khí hậu cực lạnh cho phép các sinh vật chịu được điều kiện sống rất khắc nghiệt sống sót.

Dãy núi Himalaya sản sinh ra thần dược đông trùng hạ thảo

Nơi sinh trưởng của đông trùng hạ thảo tự nhiên là ở độ cao 4000 đến 5000m, mà ở độ cao này thì chỉ có ở dãy núi himalayan.

Do đó đông trùng hạ thảo tự nhiên có ở ấn độ, nepal, bhutan, tây tạng, trong đó sản lượng lớn nhất là ở Nepal chiếm 70 % sản lượng đông trùng của himalaya tức chiếm 70 % sản lượng đông trùng tự nhiên của thế giới, và đông trùng hạ thảo tốt nhất thuộc về 2 nước Nepal và Tây Tạng, còn đông trùng hạ thảo của Bhutan và ấn độ thì không tốt, giá rẻ, nhanh bị xốp.

Lý do Nepal và Tây Tạng có đông trùng hạ thảo tốt là nằm ở vị trí giữa của dãy núi himalaya, còn ấn độ và bhutan đông trùng hạ thảo nằm ở đầu và cuối himalaya. Nepal và Tây Tạng do địa thế nằm giữa dãy núi himalaya nên hút được khí trời linh thiêng của himalaya huyền bí, và vùng có đông trùng hạ thảo tốt nhất thuộc về Dolpa, Nepal.

Mùa thu hoạch của đông trùng là mùa hè vì lý do là trên núi himalaya quanh năm tuyết phủ, chỉ khi mùa hè tuyết tan mới có thể đi tìm kiếm đông trùng, như vậy mùa thu hoạch là tháng 6, 7.

Theo Earth Touch News, đông trùng hạ thảo nghĩa là “cỏ mùa hè, sâu mùa đông”. Trung Quốc thường rút ngắn tên gọi này thành “trùng thảo”.

Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo thực chất là loài nấm Ophiocordyceps sinensis sống ký sinh trên thân sâu bướm thuộc chi bướm ma Thitarodes. Nấm ăn mô của sâu, sau đó phát triển quả thể nhô lên mặt đất.

Đặc điểm nhận biết đông trùng hạ thảo: có 4 cặp chân, có mắt, thân bên dưới là con sâu, bên trên là nấm. Khi con sâu sống trong lòng đất mấy năm thì nhiễm 1 loại nấm và bị ngứa thì nó ngoi lên mặt đất, lúc này cái nấm chùm lên đầu con sâu rồi mọc dài ra (lúc này con sâu đã chết), và nó sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất từ nấm sang con sâu làm cho con sâu có nhiều dinh dưỡng đặc biệt và quý hiếm.

Màu sắc của đông trùng hạ thảo là màu vàng sậm thì tốt nhất, chứ không phải màu vàng tươi hay màu vàng trắng, khi trưởng thành dài từ hai đến ba cm, khi ngửi thì thoạt đầu thấy mùi tanh, nhưng ngửi kỹ thấy mùi ngậy béo, người sử dụng đông trùng hạ thảo, càng sử dụng lâu càng thích mùi của đông trùng hạ thảo

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pharmacognosy Review năm 2016  khẳng định có bằng chứng cho thấy đông trùng hạ thảo có thể tăng cường sinh lực và hoạt động tình dục, trị liệt dương, vô sinh ở cả nam và nữ.

Với giá trị như vậy, đông trùng hạ thảo đang được người Trung Quốc săn lùng ráo riết, với giá mỗi kg có thể có giá 100.000 USD, đặc biệt là loại đông trùng hạ thảo tự nhiên trên dãy Himalaya.

Thành phần trong đông trùng hạ thảo là gì?

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..).

Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên.

Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs).

Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin
(trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

Tác dụng của đông trùng hạ thảo là gì?

Trong y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng, đông trùng hạ thảo được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm và dương, bởi nó vừa là thực vật vừa là động vật, được hình thành vào mùa đông và trưởng thành vào mùa hạ.

Cho nên đông trùng hạ thảo được xem là một vị thuốc quý, có thể chữa được “bách hư bách tổn”.