Retail University – Chung tay cùng phát triển thương mại điện tử tới tận doanh nghiệp

Trung Nguyên

Báo cáo từ Vietnam Internet Statistic 2020 cho thấy Việt Nam hiện có hơn 68 triệu người sử dụng mạng xã hội, đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu.

Với tiềm năng phát triển thương mại điện tử lớn như vậy, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp bán hàng trực tuyến (online) hoặc doanh nghiệp kinh doanh truyền thống tại Việt Nam cần nâng cao kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh, marketing cho mình để phát triển chuyên sâu mô hình và phương thức kinh doanh online, bắt kịp xu thế.

Tuy nhiên, “Kinh doanh trực tuyến không đơn giản là website hay ứng dụng. Nói để kinh doanh trực tuyến chỉ cần website hiệu quả thì cách đây 10 – 15 năm nó cũng đơn giản thôi, nhưng nó cần tương thích nhiều thứ khác nhau mới có thể mang lại lợi ích”, ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nói.

“Điều này nằm ở hệ sinh thái mới có thể bán hàng được, vậy nên không thể nào một doanh nghiệp có thể tự đứng nói tôi tự kinh doanh trực tuyến độc lập trong thời đại này.”

“Nhưng bên cạnh đấy, người bán hàng một mình cũng phải tiếp thu tất cả kiến thức về thương mại điện tử mới mới mơ bán được, vậy nên chương trình thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, Retail University là sáng kiến chung của Google và Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ, hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương trình là sự kết hợp của hệ sinh sinh thái”.

Trong công cuộc đó, VECOM mới đây tiến hành phối hợp cùng Google và các đối tác chính thức công bố chuỗi sự kiện Retail University năm 2021.

Tiếp nối sự thành công của chương trình trong năm 2020, ngày 7, 8 và 9 tháng 4 tới đây, Google, VECOM, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cùng các đối tác như Sapo, Visa, EMS sẽ đưa dự án cộng đồng Retail University trở lại nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Cũng theo ông Hưng, chúng ta chứng kiến một xu hướng không thể đảo ngược là sự song hành giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử đang trở nên gắn kết với nhau, không thể tách rời.

Ông nhận định tăng trưởng năm 2020 của ngành thương mại điện tử là hơn 15%, quan trọng hơn, từ nay tới năm 2025, bất chấp đại dịch thế nào thì thương mại điện tử và ngành bán lẻ Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng rất cao. Nhất là khi sự hợp tác thúc đẩy ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.

Cùng nhận định, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia “để thành hiện thực cần điều kiện, là chúng ta chung tay, chung sức cùng các nhà bán lẻ, nâng cao kỹ năng, phát huy lợi thế chuyển đổi số và thương mại điện tử”.

Ông nhấn mạnh thương mại điện tử là lĩnh vực quan trọng trong thúc đẩy năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đối phó dịch bệnh thì thương mại điện tử càng phát huy vai trò quan trọng, thu hẹp khoảng cách doanh nghiệp cung cầu, cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Chia sẻ thêm, ông Huy cho biết Chính phủ đã phê duyệt thương mại điện tử là nòng cốt phát triển kinh tế số và nơi ứng dụng nhiều công nghệ 4.0. Với sự hợp tác cùng Google đóng vai trò quan trọng nâng cao năng lực doanh nghiệp bán lẻ, thông qua công nghệ mới nhất giúp thúc đẩy kinh doanh cho doanh nghiệp.

Và Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia cũng đặt ra mục tiêu hỗ trợ 100.000 doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển thương mại điện tử và chuyển đối số.

Không chỉ vậy, các chuyên gia thương mại điện tử cũng đánh giá hiệu quả chương trình rất cao, Giám đốc Sapo – Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, ông Trần Trọng Tuyến cho biết “Chương trình Retail University sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ vận dụng các kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở việc quản lý và bán hàng đa kênh, mà cung cấp cho khách hàng giá trị về cả đào tạo và bổ sung kiến thức”.

“Dưới tác động của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhanh chóng chuyển đổi số và thiết lập thương mại đa kênh, cùng lúc đảm bảo các kênh thanh toán được bảo mật và phát triển mạnh mẽ”, Bà Đặng Tuyết Dung, lãnh đạo Visa Việt Nam và Lào nhấn mạnh.

Đồng thời, dịch vụ “hoàn tất đơn hàng” góp phần quan trọng nhằm mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và quản lý kho hàng; tăng tốc độ giao hàng; phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh sau bán hàng. Từ đây, khách hàng chỉ cần tập trung nguồn lực vào các hoạt động bán hàng để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất là chia sẻ đến từ đại diện EMS Việt.

Chương trình hứa hẹn sẽ mang đến cho người học những số liệu thống kê từ thị trường, những kiến thức cập nhật nhất và ví dụ thực tế nhất dưới sự hướng dẫn, chia sẻ từ các diễn giả khách mời và các trainer của chương trình. 

Chương trình Retail University – Thúc đẩy kinh doanh trực tuyến cho Doanh nghiệp bán lẻ hướng tới các chủ đề

  • Xây dựng website Thương mại điện tử và thương hiệu online chuyên nghiệp với Sapo Web
  • Giới thiệu Google Analytics và Google Tag Manager
  • Giới thiệu Google My Business và hướng dẫn cách tạo GMB nhanh trên nền tảng Sapo
  • Smart Campaigns – Quảng cáo thông minh cho doanh nghiệp nhỏ
  • Tăng trưởng kinh doanh với mô hình bán lẻ đa kênh Omni-channel
  • Quy trình xử lý đơn hàng và giao nhận trong thương mại điện tử
  • Giải pháp thanh toán online hiệu quả cho người kinh doanh

Thời gian: Ngày 7, 8 và 9 tháng 4 năm 2021

Linh đăng ký: http://bit.ly/RU2021

Thông tin liên hệ:

Ông Đoàn Quốc Tâm / Trưởng ban Hợp tác Quốc tế, VECOM

Điên thoại: +84 904 368 685