Kỳ VIII: Qui định về phương thức tích hợp

Kỳ I: Mặt hàng nào được xóa bỏ thuế quan trong EVFTA

Kỳ II: Cá mè được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 3 năm

Kỳ III: Việt nam sẽ dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ sự hạn chế đối với việc sản xuất bia

Kỳ IV: Những điều khoản về ô tô, xe máy trong EVFTA

Kỳ V: Tóm tắt quy định của Hiệp định EVFTA

Kỳ VI: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA

Kỳ VII: Hàng tái chế cũng được gắn mác

Kỳ IX: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Kỳ X: Sự minh bạch trong EVFTA

Kỳ XI: Biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm

Kỳ XII: Tầm quan trọng của việc thuận lợi hóa thương mại

Kỳ XIII: EU là thực thể đơn nhất

Kỳ XIV: Qui định kỹ thuật trong EVFTA

Kỳ XV: Giấy chứng nhận sức khỏe cây trồng cho xuất khẩu rau quả

Kỳ XVI: Hiệp định EVFTA quy định về kiểm tra và chi phí

Kỳ XVII: Quy định về chỉ dẫn địa lý trong EVFTA

Phương thức này có nghĩa là nếu EU cung cấp vải cho Việt nam để Việt nam sản xuất quần áo rồi xuất khẩu đến EU thì Việt nam được hưởng sự ưu đãi của hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Sự ưu đãi này cũng được áp dụng trong trường hợp Việt nam mua vải của Hàn quốc để sản xuất quần áo rồi bán cho EU ( vì EU đã ký hiệp định thương mại tự do với Hàn quóc ).

Hiệp định thương mại này cũng dành sự ưu đãi cho Việt nam đối với hai loại thủy sản của Asean là mực và bạch tuộc để xuất khẩu đến EU vì hiệp định thương mại tự do giữa EU và Asean đã có hiệu lực.

Trong tương lai , hai bên có thể xem xét việc áp dụng qui định này đối với nhiều sản phẩm và đối với nhiều quốc gia mà hai bên có hiệp định thương mại tự do nếu một trong hai bên yêu cầu và hai bên đồng ý .

Qui định về việc hoàn thuế

Nếu nhà xuất khẩu mua nguyên liệu hoặc bán thành phẩm không có xuất xứ từ EU, Việt nam để sản xuất hàng hóa rồi xuất khẩu đến Việt nam, EU thì họ sẽ được trả lại tiền thuế đã nộp khi nhập khẩu những nguyên liệu, bán thành phẩm đó nếu họ đã thực hiện qui tắc PSR .

Qui tắc đặc biệt đối với sản phẩm ( PSR )

EU và Việt nam đã đồng ý áp dụng qui tắc PSR mà không có sự phân biệt đối xử nào đối với tất cả các nhà sản xuất ở hai bên muốn được hưởng lợi từ qui định này .

Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp cơ bản được tiếp nhận tại Việt nam và EU. Hầu hết nông sản đã chế biến không có xuất xứ từ EU, Việt nam được thay đổi loại thuế và dòng thuế nhưng bị hạn chế về trọng lượng đối với nông sản thô ở mức giữa 20 % và 60 % ( đường , sữa , ngũ cốc ).

Hầu hết những sản phẩm khác được thay đổi loại thuế hoặc hạn chế giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt nam, EU ở mức từ 50 % đến 70 %.

Một số sản phẩm được hưởng lợi từ qui định này về quá trình sản xuất cụ thể. Qui định PSR đối với sản phẩm dệt và may mặc yêu cầu phải trải qua hai khâu ( từ sợi đến vải và từ sợi đến quần áo ).

Vải in hoa được hưởng lợi từ qui định đối với vải in hoa . Giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt nam , EU dùng để sản xuất xe được hạn chế ở mức 45 % và đối với phụ tùng là 50 %.

PV