Phòng vệ thương mại

Kỳ XX: Mua sắm của chính phủ trong FTA

Kỳ XXI: Thương mại và phát triển bền vững

Kỳ XXII: Chống độc quyền, sáp nhập, trợ cấp và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

Việc sử dụng những công cụ phòng vệ thương mại trong hiệp định thương mại tự do này là dựa vào những qui định của WTO. Những công cụ này là: chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.

Chúng cho phép EU và Việt Nam bảo hộ sản phẩm của mình chống lại việc bóp méo cạnh tranh dưới hình thức bán phá giá hoặc trợ cấp; còn trong trường hợp hành động tự vệ là để đối phó với sự thay đổi dữ dội về lưu lượng hàng hóa.

Một số qui định trong hiệp định thương mại tự do này còn đi xa hơn WTO trong vấn đề chống bán phá giá và thuế đối kháng. Đặc biệt là về sự minh bạch, hai bên đồng ý bảo đảm đầy đủ quyền tự vệ của bên kia. Để việc này có hiệu quả hơn, các cơ quan kiểm tra sẽ sử dụng tiếng Anh trong việc thông tin, trao đổi tài liệu giữa hai bên.

Hai bên cũng sẽ cố gắng áp dụng cái gọi là qui định đánh thuế thấp hơn ( theo đó, số tiền thuế đánh vào hàng nhập khẩu không vượt quá số tiền thuế cần thiết để bù đắp phần tổn thương do bán phá giá ) và xem xét lợi ích của những doanh nghiệp khác nhau.

Điều khoản tự vệ song phương

Khác với trợ cấp và bán phá giá, biện pháp tự vệ không nhằm vào những hành động không đẹp trong thương mại. Biện pháp song phương đặc biệt này là có hạn để đối phó với vấn đề phòng vệ do bên kia gây ra vì không dự đoán được sự gia tăng quan trọng của nhập khẩu sau khi tự do hóa thương mại về hàng hóa.

Các nhà sản xuất không thể thích ứng ngay lập tức một cách hợp lý với sự thay đổi của tình hình thương mại. Biện pháp tự vệ song phương trong hiệp định thương mại tự do này có thể sử dụng cho bất cứ bên nào trong thời kỳ quá độ 10 năm sau khi hiệp định này có hiệu lực.

PV