Phát triển khung năng lực cốt lõi cho nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh toàn cầu hoá ở Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hà; Nguyễn Tố Tâm;

Phạm Thị Mai Quyên; Nguyễn Thị Vân Anh; Trương Thị Thu Hường

Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Điện lực

(hantt, tamnt, quyenptm, anhntv, huongtruong)@epu.edu.vn

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, giá trị thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 39 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia. Tại Việt Nam, việc số hoá nhiều lĩnh vực khác nhau cộng với nền kinh tế Internet đã tạo điều kiện thích hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam, trong nhiều năm liền, nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT của Việt Nam. Trong thách thức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC), đào tạo nhân tài thương mại điện tử Việt Nam càng trở nên quan trọng.

Bài báo này đưa ra một khảo sát về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó phát triển khung năng lực cốt lõi cho nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam giúp ích cho việc định hướng đào tạo nguồn nhân lực TMĐT ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

  1. Giới thiệu

Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross Boder Electronic Commerce – CBEC) là một hoạt động kinh doanh quốc tế trong đó các thực thể giao dịch từ các quốc gia khác nhau hoàn thành các giao dịch và thanh toán xuyên biên giới trong các nền tảng thương mại điện tử và cung cấp hàng hóa thông qua dịch vụ logistics xuyên biên giới. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử xuyên biên giới đề cập đến tất cả các thủ tục giao dịch xuyên biên giới được thực hiện thông qua các nền tảng thương mại điện tử. Theo nghĩa rộng, đề cập đến việc ứng dụng công nghệ Internet trong thương mại quốc tế.

Với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, nhân lực chất lượng cao (nhân tài -talent) ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khái niệm thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển trong thời gian gần đây và nhanh chóng phát huy vai trò của nó trong hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ít người biết về yêu cầu của nhân tài thương mại điện tử xuyên biên giới và cách đào tạo nguồn lực này (X. Cheng, L. Su, and A. Zarifis, 2019).

Sự thành công của một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử, phần lớn phụ thuộc vào khả năng và động lực đổi mới liên tục của doanh nghiệp (Huo, W., Wu, M., & Soar, J., 2020). Nhiều các nghiên cứu đã minh chứng rằng vấn đề này chủ yếu là do các nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp đạt được (N. A. Reddy and B. R. Divekar, 2014), (S. Elia et al., 2021), nghiên cứu ngay tại Indonesia dù là doanh nghiệp với quy mô siêu nhỏ đến doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp vừa, trình độ công nghệ của nhân viên ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại của doanh nghiệp (D. Vanda, E. Firsty, and M. Dachyar, 2022).

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là liệu những nhân sự có trình độ học vấn cao sẽ hình thành được hiệu quả học tập cần thiết trong thực tiễn xã hội và hoạt động kinh doanh hay không? Đây chính là điều mà các doanh nghiệp Thương mại điện tử giờ đang tìm kiếm (Y. Zhu, 2019).

Thương mại điện tử ở Việt Nam đã tạo ra những bước tiến quan trọng, trong năm 2020, ngành thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tổng giá trị đạt khoảng 11,8 tỷ USD, đồng thời ghi nhận mức tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, các dự báo cho thấy ngành sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 30% trong giai đoạn 2021-2025 (VECOM, 2022).

Mặc dù số liệu này rất ấn tượng, nhưng bối cảnh thương mại điện tử hiện tại ở Việt Nam phản ánh rằng lĩnh vực này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, đặc biệt là sẽ thêm 18 triệu người dùng vào năm 2025. Do đó, kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn nữa từ lĩnh vực điện tử của Việt Nam thị trường thương mại với các bên liên quan và các ngành liên quan có thể sẽ là mũi nhọn phát triển vào năm 2022.

Với một ngành mới mẻ và có sức tăng trưởng mạnh mẽ này, thì nguồn nhân lực chất lượng để đảm bảo duy trì và phát triển xứng tầm tài năng ở Việt Nam lại đang thiếu hụt nghiêm trọng (VECOM, 2022; N. Nhu, 2013). Không chỉ là thiếu nhân lực, mà các nhân lực tốt nghiệp đúng ngành thương mại điện tử cũng không đảm bảo đủ kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu khi làm việc tại các công ty (VECOM, 2022). Nhiều công ty khan hiếm nguồn nhân lực thương mại điện tử đang phải đào tạo lại những sinh viên tốt nghiệp không đúng ngành, thậm chí kể cả đúng ngành.

Mặc dù, đào tạo thương mại điện tử ở trình độ cử nhân đang tăng trưởng trong những năm gần đây, trong năm 2020 đã tăng lên 49% trường đại học có đào tạo trình độ cử nhân ngành thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số vấn đề đang thách thức giáo dục đại học về thương mại điện tử của Việt Nam dẫn đến việc các nhà quản lý doanh nghiệp cảm thấy rằng vẫn còn khó khăn trong việc tìm kiếm những nhân tài thương mại điện tử thỏa mãn. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử nhận thấy rất khó để có được vị trí công việc phù hợp, chỉ khoảng 35% (VECOM, 2022).

Điều này cho thấy sự chênh lệch về định hướng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trong quan điểm, định hướng và thực thi chương trình đào tạo là nguyên nhân chủ yếu. Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh mới không chỉ thích ứng với thị trường lao động trong nước mà phải đảm bảo đáp ứng được thị trường lao động của khu vực và toàn cầu.

Khá nhiều các chương trình đào tạo đã khảo sát nghiên cứu để thừa kế từ các chương trình tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế vẫn còn một số các khó khăn. Trong bài báo này trình bày một cách tiếp cận mới là dựa trên các nghiên cứu về đào tạo thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới để tổng hợp đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Phần còn lại của bài báo này được cấu trúc như sau: Phần 2 giới thiệu các nghiên cứu liên quan về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở các quốc gia trên thế giới, phần 3 trình bày khung năng lực cốt lõi cho nhân lực TMĐT, phần 4 đề xuất phát triển khung năng lực lõi cho nhân tài TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam, cuối cùng là kết luận.

  1. Nghiên cứu tổng quan về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở các quốc gia trên thế giới

Nguồn nhân lực hay còn gọi là vốn nhân lực (human capital) đề cập đến việc tích lũy kiến ​​thức và kỹ năng có được bằng cách đầu tư vào giáo dục, đào tạo, trải nghiệm thực tế, và chăm sóc sức khỏe, còn được gọi là “vốn phi vật chất”. Theo định nghĩa về vốn nhân lực, nội dung của vốn nhân lực chủ yếu là tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe,… Những nguồn lực này chỉ có thể đo lường một cách gián tiếp thông qua trình độ học vấn, kinh nghiệm đào tạo, số năm làm việc, tuổi tác, báo cáo y tế, v.v. Học vấn là tiêu chí trực quan nhất và đơn giản nhất để đánh giá (Y. Zhu, 2019).

Kể từ khi Internet bắt đầu trở nên phổ biến với người dân vào năm 1994, thị trường thương mại điện tử đã phát triển từ một mô hình đơn giản của bán lẻ truyền thống B2C thành một hệ sinh thái mua sắm. Đào tạo chuyên môn sâu về thương mại điện tử trên thế giới đã được định hướng từ đầu những năm 2000 ở một số quốc gia phát triển trên thế giới. Chương trình thương mại điện tử đại học đầu tiên trên thế giới được cung cấp bởi Đại học Acadia, Canada, vào tháng 9 năm 2000 (Trudel C, Trudel, 2004), nơi Đại học California, San Diego cấp bằng thạc sĩ về thương mại điện tử vào năm 1998 (Weinstein B. Calif, 1998).

Tại Trung Quốc bắt đầu từ năm 2001 khi 13 chương trình thương mại điện tử đầu tiên được cung cấp từ 597 trường đại học của Trung Quốc (M. Achparaki et al., 2021). Đến tháng 9 năm 2019, có 328 trường đào tạo chương trình thương mại điện tử trên tổng số 831 trường đại học tại Trung Quốc (tỉ lệ 39,47%) và được quản lý bởi nhiều khoa, ngành khác nhau bao gồm Quản lý Kinh tế; quản trị kinh doanh; Khoa học Quản lý; Hệ thống thông tin quản lý; Khoa học máy tính hoặc CNTT; Kinh tế và Thương mại; Thương mại điện tử; Logistics…Hầu hết các chương trình thương mại điện tử của Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực kinh doanh và Quản lý (73,47%) bao gồm Quản lý Kinh tế (36,59%), Kinh doanh (18,90%), Quản lý (10,06%), Khoa học Quản lý (3,35%), và chỉ 9,45%  và 7,01%, tương ứng tập trung vào MIS và Khoa học Máy tính (CNTT) theo thống kê năm 2019.

Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy nguồn lực chất lượng cao vẫn là vấn đề đối với phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc khi chỉ có 6 chương trình liên kết quốc tế, các giáo trình chậm cập nhật công nghệ mới bởi lý do TMĐT phát triển theo xu thế công nghệ mà phần lớn các ngành đào tạo đặt tại các khoa thuộc nhóm ngành quản lý, kinh tế nên khó bắt kịp thời đại, các công nghệ VR/AR trên các nền tảng thiết bị đã cung cấp nhưng sinh viên học tập chưa hề có khái niệm, các chương trình liên kết quốc tế còn ít, chỉ có 6 chương trình đào tạo liên kết (M. Wu et al, 2016). Định hướng tiếp cận với các doanh nghiệp nhiều, cập nhật trình độ công nghệ cho giáo viên và sinh viên, cập nhật giáo trình và học liệu thường xuyên, tiến đến xây dựng các chương trình thương mại điện tử xuyên biên giới.

Xusen Cheng và cộng sự (X. Cheng, L. Su, and A. Zarifis, 2019) đã thiết kế mô hình đào tạo nhân tài cho thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách học tập dựa trên vấn đề và mạng xã hội, họ cho rằng không có đủ nhân tài có tay nghề cao trong CBEC, nhiều trường đại học đã mở ra các khóa học về CBEC. Tuy nhiên, hầu hết các khóa học này chỉ giới thiệu lý thuyết về CBEC, và không có đủ sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Rõ ràng là CBEC bao gồm nhiều nội dung thực tế, có nghĩa là chỉ học lý thuyết là không đủ. Một nhân tài trong mô hình thiết kế này đảm bảo được cung cấp các kỹ năng về công nghệ, kiến thức về kinh doanh và quản lý, năng lực thực hành kinh doanh và năng lực phân tích.

Jiang Xintong (J. Xintong, A. S. On, 2022) trong nghiên cứu về nhân lực chất lượng cao thương mại điện tử xuyên biên giới cần phải thông thạo đa lĩnh vực, cần cả kỹ năng ngôn ngữ và kiến ​​thức chuyên môn về thương mại quốc tế và thương mại điện tử, và kỹ năng thực hành trong hoạt động của nền tảng thương mại điện tử, thiết kế cửa hàng trực tuyến, dịch vụ khách hàng, tiếp thị trực tuyến ,.. kỹ năng và kiến ​​thức liên quan đến ngôn ngữ và thương mại điện tử sẽ là ảnh hưởng lớn đối với nhân lực về thương mại điện tử hiện nay.

Năng lực của giáo viên giảng dạy chuyên ngành thương mại điện tử là một vấn đề trọng yếu được quan tâm (X. Hou, 2019). Xufang Hou đã phân tích mô hình đào tạo nhân tài về thương mại điện tử trong các trường cao đẳng để thấy rằng cần thiết phải tập trung vào việc tái cấu trúc hệ thống chương trình giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy, tối ưu hóa năng lực của giáo viên và sự đổi mới. Thực hành gắn với việc ươm mầm tài năng khởi nghiệp cho các chuyên ngành thương mại điện tử.

Bởi lý do thương mại điện tử đang tiến dần tới kỷ nguyên mới, không thể đem các kiến thức cũ để áp dụng được, các công ty bán lẻ truyền thống đang dần cải thiện mức độ thông tin hóa của họ, tích hợp các lợi thế về logistics, dịch vụ và trải nghiệm ngoại tuyến với luồng kinh doanh trực tuyến, luồng vốn và luồng thông tin để mở rộng bố cục đa kênh thông minh và được nối mạng. “Bán lẻ mới dựa trên Internet và thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, do vậy kiến thức công nghệ của giáo viên cũng cần liên tục cập nhật để phù hợp với xu thế mới.

Thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng khiến việc đào tạo nhân lực chất lượng cao trở nên thành áp lực lớn của các trường Đại học (Y. Jiao, X. Li, and Y. Li, 2019). Yunqiu Jiao và cộng sự đã tìm hiểu việc đào tạo nhân lực thông qua giảng dạy thực hành thương mại điện tử xuyên biên giới để cải thiện khả năng nghề nghiệp của sinh viên. Cần thiết áp dụng phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu thực tiễn và phân tích lý thuyết, đưa ra các đề xuất chiến lược:

Hoàn thiện hệ thống giáo trình, đổi mới phương thức giảng dạy, tối ưu hóa nội dung giảng dạy thực tế, thiết lập liên minh trường đại học – doanh nghiệp. Để được như vậy mới tạo được môi trường giáo dục bền vững, giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu năng lực của các vị trí thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong  nghiên cứu họ đã phân tích một khung năng lực cốt lõi của nhân tài thương mại điện tử xuyên biên giới đòi hỏi nhân lực phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Năng lực hoạt động thương mại quốc tế, Khả năng vận hành thương mại điện tử, khả năng quảng bá trên mạng, kỹ năng giao tiếp khách hàng.

Nghiên cứu của Shuwen Tan (Tan. S, 2021) Talents in Application- Oriented Colleges and Universities) cho thấy rằng một số trường đại học kết hợp chuyên ngành Thương mại điện tử xuyên biên giới với chuyên ngành tiếng Anh cung cấp nền tảng tiếng Anh tốt hơn để ươm mầm tài năng Thương mại điện tử xuyên biên giới. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những giáo viên chưa từng tiếp xúc với kiến ​​thức Thương mại điện tử hoặc bản thân chưa nắm vững kiến ​​thức tổng thể về Thương mại điện tử xuyên biên giới, dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình giảng dạy và gây khó khăn lớn đến hiệu quả học tập của sinh viên.

Ngoài ra, vì là một chuyên ngành mới nên cả giáo viên và sinh viên đều ít chú ý đến Thương mại điện tử xuyên biên giới. Số lượng giáo trình hiện có trên thị trường không đủ, kỹ năng thực hành không được chú trọng dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên chưa tốt nghiệp, gây áp lực nhất định đến việc thực hiện phương thức đào tạo nhân tài.

Ngoài việc xây dựng khung năng lực lõi cho sinh viên thì việc phát triển năng lực giảng dạy cho giáo viên khi xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO cũng được một số nghiên cứu đề cập đến (G. Xu, L. Shi, P. Xiao, and Z. Zhang, 2021). Kinh nghiệm thực tế của giáo viên còn thiếu và phương pháp giảng dạy còn lạc hậu Hiện tại, giáo viên chuyên ngành Thương mại điện tử chủ yếu là tiến sĩ hoặc thạc sĩ. Họ có kiến thức lý thuyết vững chắc, nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế doanh nghiệp và khả năng vận hành thực tế cụ thể.

Việc giảng dạy của dễ thiên về lý thuyết nhưng thiếu đào tạo thực hành dự án. Nội dung giảng dạy phức tạp và sinh viên thiếu sáng kiến và học tập sáng tạo. Ngoài kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử, nội dung giảng dạy của chuyên ngành Thương mại điện tử cũng liên quan đến kinh doanh theo mạng, xây dựng nền tảng thương mại điện tử, phân tích dữ liệu thương mại điện tử, quản lý quan hệ khách hàng và các kiến thức liên quan khác.

Vì vậy, đối với những môn học như vậy, khó có thể thực hiện giảng dạy ở bậc đại học theo phương pháp giảng dạy thông thường. Nếu kiến thức của các môn học chỉ đơn giản là chồng chất, ít có ý nghĩa thiết thực để sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Những vấn đề trên dẫn đến việc sinh viên không hứng thú với việc học các môn học và thiếu đổi mới trong chương trình học.

Các nghiên cứu về đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thương mại điện tử xuyên biên giới đều liệt kê một khung năng lực cốt lõi mà người học cần đạt được cũng như những vấn đề còn tồn đọng trong vấn đề đào tạo nhân lực của ngành này. Đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà các nước đang đào tạo nhân lực thương mại điện tử trên thế giới đều đang gặp phải.

  1. Khung năng lực lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới

Hui-yi TIAN (H. TIAN et al., 2019) cho rằng, việc xây dựng chương trình đào tạo thương mại theo quy chuẩn CDIO sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của giáo viên và học sinh và sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời, phá vỡ rào cản của giáo dục “không có sự khác biệt”, cung cấp kinh nghiệm cho các hoạt động xây dựng chương trình. Các chỉ số năng lực cốt lõi và mô tả cụ thể được thể hiện trong Bảng 1.

Các chỉ số cốt lõi của chương trình thương mại điện tử chủ yếu được chia thành năm khía cạnh: lập kế hoạch, thiết kế, phân tích dữ liệu, quản lý khách hàng và marketing theo mạng lưới. Các năng lực kiến thức cụ thể của các năng lực cốt lõi này được xây dựng và xác định rõ ràng các kỹ năng mà học sinh cần nắm vững. Đồng thời, năm chỉ số chính này là sự hỗ trợ hoàn chỉnh cho năm khía cạnh “lập kế hoạch sản phẩm Internet”, “thiết kế sản phẩm Internet”, “marketing theo mạng lưới”, “phân tích dữ liệu” và “quản lý khách hàng trên Internet” được đề cập trong mục tiêu.

Bảng 1. Khung năng lực lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới

Ngoài ra những kỹ năng về ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh được đề cập như một thứ kỹ năng quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng, đối tác, thực hiện các thao tác trong vận hành hệ thống thương mại điện tử xuyên biên giới.

Hình 2. dưới đây là một ví dụ khi triển khai chương trình đào tạo thương mại điện tử theo khung năng lực trên

Một số môn học được thiết kế từ khung năng lực cốt lõi theo H Tian đề xuất (H. TIAN et al., 2019)
  1. Phát triển khung năng lực cốt lõi nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam

4.1 Hiện trạng đào tạo TMĐT ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu tiếp cận đào tạo thương mại điện tử vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010. Một số trường đại học đã đi tiên phong trong đào tạo ngành này như Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật TPHCM,… Có ba khuynh hướng tiếp cận trong chương trình giảng dạy (CHâu, T. T. M, 2016).

– Công nghệ thông tin,

– Quản trị kinh doanh,

– Liên ngành.

Xét trên góc độ lịch sử, phần lớn các chương trình đào tạo theo cách tiếp cận theo định hướng Quản trị kinh doanh ra đời sau các chương trình đào tạo theo kiểu tiếp cận CNTT. Cách tiếp cận theo khuynh hướng liên ngành độc lập với hai cách tiếp cận theo khuynh hướng CNTT-TT và khuynh hướng quản trị kinh doanh. Theo khuynh hướng này các chương trình đào tạo chủ trương đảm bảo sự hài hoà kiến thức và kỹ năng thuộc cả ba lĩnh vực kinh tế -kinh doanh, khoa học xã hội-hành vi, và CNTT-TT. Để xây dựng đội ngũ đào tạo TMĐT theo cách tiếp cận liên ngành, các cơ sở đào tạo thành lập đội ngũ giảng dạy liên bộ môn, liên khoa gồm các giảng viên thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và CNTT.

Trước 2016, có khoảng 23% các trường có đào tạo TMĐT; năm 2020 đã tăng lên 49%; đặc biệt từ 2021 đến nay là 28%. Nội dung các học phần chủ yếu về Marketing số, thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến, chuỗi cung ứng logisics…

Theo báo cáo về đào tạo ngành TMĐT ở Việt Nam, trong số 132 trường khảo sát thì 36 trường đào tạo TMĐT trình độ đại học, 36 trường đào tạo chuyên ngành TMĐT; 53 trường đào tạo môn TMĐT. Vì thế, việc tuyển sinh cũng vô cùng thuận lợi, thu hút được sinh viên đầu vào chất lượng khá với điểm chuẩn tuyển sinh tương đối cao. Nhiều sinh viên tìm được việc làm khi chưa tốt nghiệp và chỉ 35% sinh viên làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, khoảng 40% sinh viên tìm được việc làm gần ngành tốt nghiệp. Các thách thức hiện nay của đào tạo TMĐT ở Việt Nam bao gồm:

  • Chưa xây dựng được khung năng lực cho nhân lực ngành TMĐT để có căn cứ phát triển chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và các hoạt động liên quan.
  • Tỷ lệ các trường có chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành thương mại điện tử đã được kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu còn rất thấp.
  • Đội ngũ giảng viên ngành/chuyên ngành thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Giáo viên chưa thường xuyên cập nhật các công nghệ mới như Blockchain, AI, AR/VR… vào chương trình giảng dạy.
  • Chương trình giảng dạy thiết kế rời rạc, thiếu môn học liên ngành
  • Học liệu phục vụ đào tạo thương mại điện tử chưa đáp ứng đòi hỏi của việc giảng dạy và học tập
  • Thực hành và mô phỏng môn học chưa đáp ứng. Thiếu các phòng lab thực hành mô phỏng sàn thương mại điện tử hoặc các chương trình thực tập tại các doanh nghiệp cho sinh viên.
  • Hợp tác trong đào tạo thương mại điện tử giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hay giữa nhà trường với doanh nghiệp

Chính vì những tồn tại này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực TMĐT hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, khung năng lực cho nhân lực ngành TMĐT là chìa khoá quan trọng để có thể thúc đẩy cải tiến các nhân tố khác như: năng lực đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, học liệu, các hoạt động hỗ trợ việc làm, doanh nghiệp,…

4.2 Phát triển khung năng lực cốt lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam

Đã có khá nhiều trường Đại học hoặc các doanh nghiệp một số quốc gia phát triển khung năng lực cho nguồn nhân lực TMĐT bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc,  Mỹ, Inapak (Canada), Australia, Indonesia, Malaysia, …Bài báo này đề xuất một khung năng lực cốt lõi cho nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam như sau:

Khung năng lực nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam

Trong đó:

  • Năng lực về CNTT, sàn TMĐT: SV phải am hiểu kiến thức về công nghệ, có năng lực tự học và cập nhật kiến thức công nghệ mới, hạ tầng và cách thức vận hành của sàn TMĐT.
  • Năng lực phân tích dữ liệu TMĐT: Có khả năng phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu của người dùng, sản phẩm.
  • Quản trị quan hệ khách hàng trên Internet: Có khả năng quản lý khách hàng trên Internet, sử dụng tốt các phần mềm quản trị khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, hiểu được cách thức đo lường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
  • Digital Marketing: Khả năng marketing số, marketing qua mạng xã hội, thiết kế các kế hoạch marketing thực hiện marketing thông qua các nền tảng internet khác nhau
  • Lập kế hoạch dự án Internet: Kiến thức về kinh doanh và năng lực thực hành về lập kế hoạch dự án kinh doanh trên Internet;
  • Thiết kế sản phẩm Internet: Có khả năng thiết kế sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu sản phẩm Internet, thiết kế, tổ chức và trình bày nội dung, phát triển front-end và nâng cao trải nghiệm người dùng;

Ngoài 06 năng lực cốt lõi trên, ngoại ngữ là một điều kiện quan trọng đối với nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới.

  1. Kết luận và gợi ý trong đào tạo nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam

Nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới, đề cập đến khả năng kiến thức ngoại ngữ, thương mại điện tử, kinh doanh thương mại quốc tế, và hiểu khách hàng của họ trực tuyến ý tưởng mua sắm và văn hóa tiêu dùng, làm chủ kỹ năng marketing thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo khảo sát của Viện Ali về doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới, các năng lực mà nhân lực TMĐT xuyên biên giới hiện đang thiếu bao gồm: năng lực kinh doanh trực tuyến, kinh doanh quốc tế: 40% nhân lực thiếu; kỹ thuật, công nghệ: 20% nhân lực thiếu; kiến thức về hậu cần và chuỗi cung ứng: 10% nhân lực thiếu… Khác với sàn giao dịch trong nước, nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới ngoài kiến thức về ngoại ngữ và ngoại thương mà còn kiến thức về thương mại điện tử, marketing quốc tế, giao nhận hàng hóa quốc tế và thông quan và các kỹ năng chuyên môn khác, thiết kế và bảo trì trang web, thiết kế và hình ảnh sản phẩm, quảng cáo trên web, kiểm soát rủi ro, tranh chấp thương mại, hậu cần quốc tế, kho bãi và kinh doanh khác ở nước ngoài… Do vậy, việc đào tạo nhân lực TMĐT xuyên biên giới đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu doanh nghiệp hiện đang rất thiếu, không chỉ ở Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa xác định được khung năng lực rõ ràng để các chương trình đào tạo các trường Đại học, cao đẳng xây dựng cho phù hợp với thực tế. Do đó, nghiên cứu gợi ý một số định hướng như sau:

  • Khảo sát các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam để xác định chuẩn khung năng lực lõi của nhân lực TMĐT xuyên biên giới. Việc khảo sát này được thực hiện định kỳ để cập nhật theo thời điểm hiện tại.
  • Căn cứ vào khung năng lực lõi đã xây dựng để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
  • Căn cứ vào khung năng lực lõi đã xây dựng để đào tạo giảng viên giảng dạy
  • Nâng cao kỹ năng về thực hành cho giảng viên và sinh viên, khuyến khích các giảng viên từ doanh nghiệp có kinh nghiệm thực tế đào tạo
  • Xây dựng, phát triển các phòng thực hành ảo mô phỏng quy trình vận hành của TMĐT.

Tài liệu tham khảo

Huo, W., Wu, M., & Soar, J. (2020). Internationalization of China’s E-Commerce Higher Education: A Review between 2001 and 2019. E-Business-Higher Education and Intelligence Applications.

Trudel C, Trudel. World’s first undergraduate E-commerce specialization offered by a computer science department. Journal of Computing Sciences in Colleges. 2004; 20(2):254-259

Weinstein B. Calif. University is First to Offer Master’s Degree in E-commerce, May 31, Boston Globe. 1998

CHâu, T. T. M. Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam, 2016

  1. Zhu, “Research on the impact of employee education composition on the business performance of e-commerce enterprises: based on the learning effect,” no. Icidel, pp. 459–464, 2019, doi: 10.23977/icidel.2018.059.
  2. Achparaki et al., “We are IntechOpen , the world ’ s leading publisher of Open Access books Built by scientists , for scientists TOP 1 %,” Intech, p. 13, 2022, [Online]. Available: http://dx.doi.org/10.1039/C7RA00172J%0Ahttps://www.intechopen.com/books/advanced-biometric-technologies/liveness-detection-in-biometrics%0Ahttp://dx.doi.org/10.1016/j.colsurfa.2011.12.014.
  3. Cheng, L. Su, and A. Zarifis, “Designing a talents training model for cross-border e-commerce: a mixed approach of problem-based learning with social media,” Electron. Commer. Res., vol. 19, no. 4, pp. 801–822, 2019, doi: 10.1007/s10660-019-09341-y.
  4. Xintong, A. S. On, T. H. E. Training, M. Of, C. E. T. In, and V. Colleges, “ЭКОНОМИКА,” pp. 294–298, 2022, doi: 10.24412/2308-264X-2022-4-294-298.
  5. Vanda, E. Firsty, and M. Dachyar, “Analysis of Factors That Affect E-Commerce Technology Adoption MSMEs In Indonesia,” pp. 3755–3764, 2022.
  6. Hou, “Research on E-commerce Entrepreneurship Training in Higher Vocational Colleges in the New Retail Era,” 2019 Int. Conf. Mod. Educ. Econ. Manag. (ICMEEM 2019) Res., no. Icmeem, pp. 95–100, 2019, doi: 10.25236/icmeem.2019.018.
  7. Jiao, X. Li, and Y. Li, “Research on Cross-border E-commerce Practice Teaching Reform Based on Collaborative Education Perspective,” DEStech Trans. Soc. Sci. Educ. Hum. Sci., no. ssme, pp. 347–351, 2020, doi: 10.12783/dtssehs/ssme2019/34787.
  8. TIAN, Y. ZHOU, S. YANG, and H. LI, “Research on the Cultivation Model of E-commerce Talents Combining CDIO with OBE,” DEStech Trans. Eng. Technol. Res., no. aemce, pp. 247–253, 2019, doi: 10.12783/dtetr/aemce2019/29519.
  9. Xu, L. Shi, P. Xiao, and Z. Zhang, “Exploration of E-Commerce Talents Training Mode Based on CDIO-OBE Concept,” Eur. J. Educ. Pedagog., vol. 2, no. 4, pp. 20–24, 2021, doi: 10.24018/ejedu.2021.2.4.156.

Tan, S. (2021, December). Research on the Training Mode of English (Cross-border E-commerce) Talents in Application-Oriented Colleges and Universities. In 2nd International Conference on Education Studies: Experience and Innovation (ICESEI 2021) (pp. 205-210). Atlantis Press.

  1. Nhu, “Đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam,” vol. 9, no. 19, pp. 57–63, 2013.
  2. Wu, M. Wang, J. Soar, and E. Gide, “China’s E-Commerce Higher Education: A 15 Years Review from International Viewpoint,” Open J. Soc. Sci., vol. 04, no. 10, pp. 155–164, 2016, doi: 10.4236/jss.2016.410012.

VECOM,  “ Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2022”, 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *