Phát triển bền vững, mục tiêu sống còn cho doanh nghiệp

Trung Nguyên

Tổng thư ký VCCI - ông Nguyễn Quang Vinh phát biểu tại hội thảo

Nhận xét về quan niệm cho rằng phát triển bền vững cần phải có chi phí, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch VBCSD: “Quan niệm đó luôn luôn cũ”.

Phải nhìn phát triển bền vừng gắn với cơm áo gạo tiền, và đồng thời đem lại năng lực cạnh tranh, năng suất cho doanh nghiệp.

Không những thế nó còn là phần thường rất lớn cho doanh nghiệp, vậy nên chúng ta không nên có cái nhìn ngắn hạn, coi phát triển bền vững là chi phí, hãy nhìn nó như nguồn đầu tư lâu dài cho chính doanh nghiệp của mình.

Mới đây, Chương trình bình chọn các bài viết về doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) năm 2019 và Chương trình đánh giá, công bố các Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2019 chính thức được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kết hợp cùng các bên liên quan đưa ra..

Từ 2016 – 2018, Chương trình đã tạo ra sự lan tỏa, khích lệ rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề quản trị doanh nghiệp theo định hướng phát triển bền vững.

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang số hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo nhận định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Chỉ số Doanh nghiệp Bền vững (CSI) là một chỉ tiêu bổ sung hiệu quả vào Bộ Chỉ số phát triển doanh nghiệp được Chính phủ công bố hàng năm vào ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Năm 2019, Chương trình và Bộ Chỉ số đã được đưa vào Kế hoạch triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của VCCI hướng đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năm 2019 là năm thứ 4 Chương trình được tổ chức với kỳ vọng thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt bứt phá trong thập niên cuối cùng thực hiện các Mục tiêu PTBV trên cả nước.

Bên cạnh đó, Chương trình còn hướng tới việc tăng cường trao đổi và hợp tác về PTBV giữa các doanh nghiệp và các bên có liên quan, nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch VBCSD chia sẻ: Điểm đặc biệt của Bộ chỉ số CSI năm nay đó là sự tinh gọn từ 131 xuống còn 98 chỉ tiêu, trong đó 90% là các chỉ tiêu tuân thủ pháp luật.

Các chỉ tiêu cũng được phân nhóm khoa học hơn, cập nhật hơn với thông lệ quốc tế và pháp luật trong nước, có tính ứng dụng cao và phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng hơn.

Hơn nữa, Bộ Chỉ số được phát hành kèm cẩm nang hướng dẫn. Mỗi chỉ số được giải thích và hướng dẫn cụ thể việc khai thông tin cũng như việc lựa chọn văn bản tham chiếu.

Mặt khác, việc khai hồ sơ cũng được tiến hành dễ dàng, thuận tiền khi phần lớn các văn bản tham chiếu đều nằm trong danh mục văn bản các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành theo hình thức trực tuyến tại website vbcsd.vn. Điều này đảm bảo người dùng có được sự hỗ trợ tối đa, giải quyết những băn khoăn của doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức tham gia này.

Thông qua việc cung cấp thông tin theo Bộ Chỉ số CSI, doanh nghiệp có thể hệ thống các thông tin về quản trị doanh nghiệp mình bao gồm quy trình, cách thức tổ chức quản lý, sản xuất, hiệu quả hoạt động, các quy định và văn bản pháp luật cần tuân thủ, từ đó có thể cải thiện và phát huy chiến lược phát triển bền vững.

Hoạt động tại Việt Nam từ ba năm trở lên, không phân biệt quy mô, loại hình và hình thức vốn chủ sở hữu, mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia Chương trình.

Ông Vinh cũng nhấn mạnh “Tại sao lại phải phát triển bền vững, tại sao phải CSI?”, điều này các doanh nghiệp có lẽ sẽ là người nằm rõ nhất câu trả lời.

Ông Vinh cho rằng chưa bao giờ cơ hội phát triển bền vững lại đem lại giá trị về mặt xã hội, môi trường và tài chính mạnh mẽ như bây giờ.

Khi mà cơ hội để phát triển bền vững về tài chính mở ra khoảng 12 nghìn tỉ USD cho doanh nghiệp trong tất cả doanh nghiệp, về cả xây dựng nhà cho người nghèo, nền kinh tế tuần hoàn, hay công nghệ.

Tạo ra cơ hội không chỉ về tiền bạc, cơ hội phát triển bền vững còn tạo ra hàng triệu việc làm, và gần một nửa số việc làm đó sẽ phát triển ở Châu Á và doanh nghiệp không nên bỏ lỡ cơ hội này, ông Vinh nói.

Cách mạng 4.0, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo đem lại sự phát triển vượt bậc rất nhiều về vấn đề, nhưng để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, quản lý, việc áp dụng chỉ số CSI là điều cần thiết.

Phát triển bền vững không còn là câu chuyện vu vơ nữa rồi, nó gắn liền với quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về phát triển bền vững quan trọng ra sao với doanh nghiệp, chủ tịch HĐQT TNG, ông Nguyễn Văn Thời cho biết, TNG luôn xác định mục tiêu phát triển bền vững, tập trung đảm bảo quyền lợi, hạnh phúc và hài lòng tối đa ở nơi làm việc của người lao động.

Duy trì tăng trưởng hiệu quả kinh doanh, ứng dụng giải pháp xanh, công nghệ xạnh bảo vệ môi trường.

Vậy tại sao lại là CSI: ông Thời cho rằng với suy nghĩ mang lại hạnh phúc cho người lao động, TNG ngày càng có nhiều người lao động đến chung tay sản xuất, cho tới nay đã hơn 1 vạn công nhân viên,

Chưa dừng lại, TNG ngày càng có nhiều nguồn tiêu thụ sản phẩm, được nhiều khách hàng biết tới hơn nữa. Và tới đây, doanh nghiệp đạt mục tiêu phát triển nhà máy ở khu vực miền núi nhằm tạo công ăn việc làm cho khu vực này nhiều.

Tập chung vào phát triển bền vững giúp TNG có được gói thầu bông cho tập đoàn Pháp, di chuyển từ Trung Quốc sang, góp phần là một trong những nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may trong chương trình CP TPP sắp tới.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Loan Trưởng phòng phát triển bền vững, Heineken Việt Nam cho rằng CSI hữu dụng và thiết thực với Heiniken VN.

CSI là bộ quy chuẩn hết sức cần thiết cho doanh nghiệp trong hành trình xây dựng sự phát triển bền vững của mình. Đối với doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, CSI là gương soi giúp dẫn bước cho doanh nghiệp, định hình vị trí và xây dựng mục tiêu trong tương lai.