Nữ doanh nhân Hà Thị Thu Hà ý trí và bản lĩnh

Lại Hồng – Lê Hà

Doanh nhân Hà Thị Thu Hà trong ngày khai trương chi nhánh ở TP. HCM

Đến thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cảm nhận rõ sự bân rộn cuối năm về công việc sản xuất của Công ty TNHH Đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà, những chuyến xe hàng nhộn nhịp ngay từ đầu làng

“Xưởng lúc nào cũng đỏ lửa nhưng quan trọng hơn, muốn gìn giữ nghề mình phải luôn nhóm lửa đam mê”, chị Hà Thị Thu Hà – Giám đốc công ty TNHH Đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà chia sẻ 

Muốn gặp được doanh nhân Hà Thị Thu Hà  không dễ vì chị lúc nào cũng bận rộn, khi thấy chị ở Quảng Ninh, Hà Nội, lúc ở TP HCM…  Đến các chi nhánh công ty nắm bắt tình hình hoạt động đôn đốc và kiểm tra sản xuất đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng cho khách nâng cao uy tín doanh nghiệp. 

Ngoài việc lo toan cho sản xuất kinh doanh, bảo vệ phát triển thương hiệu doanh nghiệp, chị Hà còn có tấm lòng vàng trong công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo giúp những người những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống vươn lên.

Chị đã, đang tham gia những chuyến đi từ thiện từ Bắc vào Nam từ miền xuôi đến vùng núi cao, đến những nơi nghèo khó, đến với những người với những gia đình, thiếu may mắn, những cháu học sinh nghèo chị mang hết tấm lòng, sự nhiệt huyết, sự ủng hộ về vật chất của mình tham gia,giúp đỡ không chỉ  trong tỉnh nhà mà còn các tỉnh thành khác trên cả nước.

Những lần may mắn được đi cùng chị trong các chuyến đi từ làm công tác từ thiện, mới nghe tâm sự của chị qua câu chuyện làm nghề của nàng dâu Ý Yên dịu hiền nhưng bản lĩnh, quyết đoán.

Chị kể, vốn không phải là người ở cùng xã với chồng , quê ngoại cách thị trấn Lâm cả chục cây số, cũng chẳng có nghề truyền thống đúc đồng.

Khi cưới anh Nguyễn Đăng Quang, chị mạnh dạn cùng anh tiếp quản công việc nhà, gìn giữ và phát triển cơ ngơi của cha mẹ để lại.

Nằm cách thành phố Nam Định khoảng 20-30km, làng nghề đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển gần 900 năm.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử đến nay vẫn giữ và phát huy  được nghề truyền thống đó và lan tỏa ngày càng rộng rãi, nức tiếng gần xa. Khi nói đến nghề đúc đồng Ý Yên, mọi người đều ca ngợi, truyền tụng một địa danh nổi tiếng của đồng bằng Bắc bộ.

Giữa cái nôi của nghề đúc đồng, bao nhiêu bỡ ngỡ bạn đầu không khiến chị Thu Hà nản chí mà càng thôi thúc chị tự mày mò học nghề, cùng chồng tìm hiểu nghiên cứu kĩ càng các công đoạn đúc đồng, học hỏi các nghệ nhân trong làng.

Trời không phụ lòng người, từ những kỹ thuật đơn giản như sản xuất đồ gia dụng mâm, bát, nồi xoong… chị phát triển lên đúc đỉnh, lư, hạc kích thước to hơn, khó hơn xưa. Các sản phẩm của gia đình vừa có nét hiện đại, vừa kết hợp với các nét cổ xưa, vừa tinh tế, vừa mang cái hồn của nghệ nhân…

Khi làng đúc đồng Ý Yên trở nên nổi tiếng hơn, khắp cả nước diễn ra nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, việc đúc tượng đồng các vị anh hùng giải phóng dân tộc đặt ở chùa hay các công trình công cộng phát triển.

Cơ ngơi của doanh nhân Thu Hà

Chị Hà cùng chồng nhanh chóng “vào guồng”, vừa trau dồi tay nghề vừa học hỏi, tìm hiểu nhân vật lịch sử như Quang Trung, Nguyễn Huệ… để từ hình ảnh trắng đen ngày xưa, gia đình chị đã đúc hàng trăm bức tượng có hồn, được nhiều giáo sư, nhà sử học, các thầy chùa… tin tưởng đặt hàng.

Điều mà công ty đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà quan tâm nhất, đó là thần thái và cái hồn của các sản phẩm đồng.

Vài năm trở lại đây, công nghệ dát vàng, mạ vàng được ưa chuộng, nhiều khách hàng muốn đồ đồng được dát vàng, chị Hà lại tiếp tục học hỏi để bắt kịp xu hướng, bắt kịp thị hiếu.

Hai vợ chồng chị nỗ lực đưa công nghệ dát vàng tinh xảo vào các sản phẩm , tạo nên nét đẹp đặc trưng khó nhầm lẫn với các sản phẩm của các nơi khác.

Giờ riêng xưởng dát vàng của gia đình chị Hà có khoảng 30 công nhân dát vàng, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm đúc đồng truyền thống.

Các sản phẩm dát vàng, mạ vàng, đúc đồng theo yêu cầu, làm tranh đồng phong thủy đã trở thành điểm mạnh của Công ty TNHH Đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà suốt gần 20 năm qua.

Để có được những thành tựu như hôm nay, với chị Hà, phải kể đến sự hợp sức, đồng lòng, đoàn kết của các con trong gia đình. Ngay cả con rể chị Hà cũng bị ngọn lửa đam mê nghề trong gia đình cuốn hút, từ một chiến sĩ công an giỏi, rẽ sang ngang gìn giữ nghề cổ truyền của gia đình

Con trai của chị, anh Nguyễn Đăng Dương phấn khởi chia sẻ mà niềm yêu nghề của bố mẹ đã truyền sang anh.

Kể từ khi sinh ra, ba chị em trong gia đình đã yêu nghề và có ý thức giữ gìn nghề của ông bà. Mới đây nhất anh Dương đã mở công ty riêng, Công ty Đúc đồng mỹ nghệ Dương Quang Hà ngay tại quê nhà Ý Yên, Nam Định.

Vào ngày 10/10 vừa qua, đã có thêm một chi nhánh của gia đình ở TPHCM  được chính thức khai trương. Mọi thành viên trong gia đình đều luôn tâm niệm, phải giữ nghề cha ông, đưa các sản phẩm đồ đồng gia truyền tinh xảo, đặc sắc để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn nữa.

“Mình làm ra tác phẩm đó nó đẹp rồi nhưng mình lại muốn làm nó đẹp hơn. Điều đó yêu cầu phải đầu tư và không tính toán thời gian suy nghĩ , cần mẫn, chịu khó, thậm chí  quên ăn, quên ngủ cùng tác phẩm cho đến lúc hoàn thành.”

” Phải luôn luôn duy trì sự  đam mê yêu nghề mỹ vươn tới sự hoàn hảo. Đến mức độ như thế thì tác phẩm làm ra thực sự là một công trình nghệ thuật, thật sự thổi hồn của mình vào đó  thì tác phẩm  đó mới thật sự có hồn, có thần. Nghệ nhân phải tỉ mỉ, trau chuốt và luôn luôn tìm tòi những cái mới”,  Nguyễn Đăng Dương chia sẻ.

Đó cũng là điều mà nữ doanh nhân thời đại Hà Thị Thu Hà luôn tâm niệm và truyền dạy cho các con khi hết mình giữ gìn sản phẩm nghệ thuật tinh xảo mỹ thật cao, mang giá trị truyền thống của gia đình của bản sắc quê hương.