Những quy chuẩn về bảo hộ đầu tư

Kỳ XX: Mua sắm của chính phủ trong FTA

Kỳ XXI: Thương mại và phát triển bền vững

Kỳ XXII: Chống độc quyền, sáp nhập, trợ cấp và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

Kỳ XXIII: Phòng vệ thương mại

Kỳ XXIV: Giải quyết tranh chấp trong EVFTA

Với hiệp ước Lisbon có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2009, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã gắn liền với chính sách thương mại chung của EU. Điều này đã khiến cho EU trở thành tổ chức duy nhất có quyền đàm phán về các hiệp định bảo hộ đầu tư và mở ra những cơ hội hành động ở cấp độ EU trong lĩnh vực này.

Tháng 10 năm 2013, Hội đồng Châu Âu đã ủy quyền cho Ủy ban Châu Âu mở rộng các cuộc đàm phán song phương đang tiến hành với các nước ASEAN sang lĩnh vực đầu tư.

Theo kết quả đàm phán, EU và Việt Nam đã ký hiệp định bảo hộ đầu tư ( IPA ) và khi có hiệu lực, hiệp định này sẽ thay thế 21 hiệp định bảo hộ đầu tư song phương mà Việt Nam đã ký với các nước thành viên của EU ( gọi tắt là BITs ).

Hiệp định bảo hộ đầu tư EU- Việt Nam có những qui tắc được cải cách, không có trong các hiệp định BITs. Hiệp định này bảo đảm cho các nhà đầu tư EU được đối xử tốt nhất có thể khi đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài ra, hiệp định còn bảo đảm sự bảo hộ ở mức cao đối với đầu tư của EU trong khi EU và Việt Nam vẫn giữ quyền qui định và thực  hiện những mục tiêu chính đáng về chính sách công như bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường.

Những quy chuẩn mới, cụ thể về bảo hộ đầu tư:

Những quy chuẩn về bảo hộ đầu tư là sự bảo đảm cơ bản, theo đó chính phủ cam kết tôn trọng những nguyên tắc mang tính nền tảng mà nhà đầu tư nước ngoài dựa vào đó để quyết định đầu tư ở một nước. Những nguyên tắc đó là:

  • Không phân biệt đối xử.
  • Không trưng dụng nếu không bồi thường đầy đủ và ngay lập tức.
  • Có thể chuyển vào và chuyển ra những khoản tiền liên quan đến đầu tư.
  • Sự bảo đảm chung về việc đối xử tốt, công bằng và sự an toàn về thân thể.
  • Sự cam kết của chính phủ về việc tôn trọng những nghĩa vụ pháp lý đối với nhà đầu tư thể hiện trong các văn bản của chính phủ.
  • Cam kết bồi thường thiệt hại trong những hoàn cảnh nhất định liên quan đến chiến tranh hoặc xung đột quân sự.

Hiệp định này qui định cụ thể khi nào là lúc các chính phủ vi phạm nghĩa vụ đối xử đẹp, công bằng và tìm cách thay đổi nội dung diễn giải phần bị phán xử.

Những vụ việc nhự vậy có thể được nhận xét nếu quá trình tố tụng hình sự, dân sự hay hành chính bị từ chối hoặc các bên vi phạm nghiêm trọng qui trình hợp pháp trong việc xét xử pháp lý và hành chính.

Hiệp định IPA không bảo hộ những công ty chỉ có cái vỏ bề ngoài hoặc có hòm thư nhưng không có hoạt động thực tế. Để có tư cách là nhà đầu tư, các công ty phải có hoạt động kinh doanh thật sự tại EU hoặc Việt Nam.

Cuối cùng là , hiệp định IPA cung cấp những điều khoản chi tiết hướng dẫn các công ty làm thế nào để khẳng định chính phủ có hay không có những biện pháp dẫn đến việc trưng dụng một cách gián tiếp.

Hiệp định có những câu chữ cụ thể nói rõ, các biện pháp chính đáng về chính sách công không thể bị thách thức bởi các nhà đầu tư.

PV