Nhà vệ sinh công cộng trong suốt

Quỳnh Chi (Theo CNN)

Một trong những quận nổi tiếng nhất của Tokyo gần đây đã có thêm một số điểm tham quan mới lạ: nhà vệ sinh công cộng trong suốt.

Được thiết kế bởi Shigeru Ban Architects, hai bộ phòng vệ sinh xuyên thấu mới đã được lắp đặt tại Shibuya, trung tâm thành phố nhộn nhịp nổi tiếng với đường đi bộ đông đúc.

Mặc dù các nhà vệ sinh nghe có vẻ phức tạp, nhưng chúng thực sự là một phần của một dự án sáng tạo nhằm thay đổi nhận thức của mọi người về nhà vệ sinh công cộng.

Shigeru Ban Architects, một công ty kiến trúc từng đoạt giải Pritzker, đã thiết kế hai bộ nhà vệ sinh trong suốt mới được lắp đặt tại hai công viên ở Shibuya là Công viên Mini Yoyogi Fukamachi và Công viên Cộng đồng Haru-no-Ogawa.

Một tuyên bố trên trang web chính thức của dự án, Tokyotoilet.jp cho biết “có hai điều chúng tôi lo lắng khi bước vào nhà vệ sinh công cộng, đặc biệt là những nhà vệ sinh nằm ở công viên. Điều đầu tiên là sự sạch sẽ, và thứ hai là liệu có ai ở bên trong không.”

Thiết kế của Shigeru Ban Architects đã giải quyết hai mối quan tâm này bằng cách cung cấp một nhà vệ sinh với những bức tường kính – thoạt tiên – cho phép mọi người nhìn xuyên qua từ bên ngoài. Nhưng một khi người dùng vào nhà vệ sinh và khóa cửa, các bức tường sẽ trở nên mờ đục để tạo sự riêng tư.

“Điều này cho phép người dùng kiểm tra độ sạch sẽ và liệu có ai đang sử dụng nhà vệ sinh từ bên ngoài hay không. Vào ban đêm, nhà vệ sinh này thắp sáng công viên như một chiếc đèn lồng tuyệt đẹp”, trang web này đăng tải

Nhà vệ sinh sẽ như thế nào khi sử dụng?

Trong chuyến thăm đến Công viên Cộng đồng Haru-no-Ogawa vào tuần này, một lượng khách ổn định đã đến để chụp ảnh tại điểm tham quan mới.

Các thiết bị nhà vệ sinh sạch sẽ một cách ấn tượng, là sự pha trộn giữa màu trắng và vàng lấp lánh.

Một phần của sự hồi hộp là khi đã vào bên trong, bạn không thể biết được kính có bị mờ hay không. Các bức tường giữa các ngăn có lắp gương, tăng thêm cảm giác kỳ quái khi trưng bày.

Điều cực kỳ quan trọng là hãy nhớ giữ chặt khóa cửa, khóa này nằm ngay bên dưới tay cầm.

Trong chuyến thăm quan của phóng viên, một người có lẽ đã thực sự quên khóa nó lại và đã khiến những người bên ngoài cười bò.

Cả hai nhà vệ sinh của công viên đều có nhà vệ sinh nữ, nhà vệ sinh nam và nhà vệ sinh đa năng.

Sắp có thêm nhà vệ sinh thiết kế

Hai bộ bồn cầu trong suốt này là một phần của Dự án Nhà vệ sinh Tokyo mới được khởi động, một loạt các thiết bị nhà vệ sinh công cộng được phát minh lại.

Được thành lập bởi Nippon Foundation, một tổ chức từ thiện tư nhân, phi lợi nhuận tập trung vào đổi mới xã hội, Dự án Nhà vệ sinh Tokyo đã hợp tác với một số tên tuổi lớn nhất trong ngành kiến trúc và sáng tạo như Tadao Ando và Toyo Ito để tạo ra 17 thiết bị vệ sinh công cộng mới xung quanh thành phố Shibuya.

Quỹ sẽ làm việc với chính quyền Thành phố Shibuya và Hiệp hội Du lịch Thành phố Shibuya để duy trì những nhà vệ sinh mới này.

“Việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản bị hạn chế vì những định kiến cho rằng chúng tối tăm, bẩn thỉu, nặng mùi và đáng sợ. Để xóa tan những quan niệm sai lầm này về nhà vệ sinh công cộng, Tổ chức Nippon đã quyết định cải tạo 17 nhà vệ sinh công cộng đặt tại Shibuya, Tokyo, với sự hợp tác của với chính quyền thành phố Shibuya” Tổ chức Nippon cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Những nhà vệ sinh công cộng này được thiết kế bởi 16 nhà sáng tạo hàng đầu và sẽ sử dụng thiết kế tiên tiến để giúp mọi người có thể sử dụng chúng bất kể giới tính nào, tuổi tác hay là người khuyết tật, nhằm thể hiện khả năng của một xã hội hòa nhập.”

Cho đến nay đã có 5 nhà vệ sinh mở cửa cho công chúng gồm cả hai nhà vệ sinh nhìn xuyên thấu.

Ba nhà vệ sinh khác bao gồm một “Kawaya hiện đại (túp lều bên sông)” do nhà Masamichi Katayama từng đoạt giải thưởng FRAME và studio thiết kế nội thất của ông có tên Wonderwall Inc thiết kế.

Thiết kế này gồm 15 bức tường bê tông được đặt ngẫu nhiên, lấy cảm hứng từ thiết kế truyền thống của một túp lều vệ sinh bên sông.

Fumihiko Maki, một kiến trúc sư khác từng đoạt giải Pritzker, đã tạo ra một “Nhà vệ sinh mực” nằm bên trong một sân chơi dành cho trẻ em được gọi là “Công viên Bạch tuộc”.

Nhà thiết kế Nao Tamura đã tạo ra một nhà vệ sinh lấy cảm hứng từ Origata (nghệ thuật gói quà truyền thống của Nhật Bản) nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng LGBTQ +.

Mười hai nhà vệ sinh công cộng mới sẽ ra mắt từ ngày 31/8 đến mùa hè năm 2021.

Tất cả các công trình sẽ được thi công bởi Daiwa House Group, đơn vị xây dựng nhà lớn nhất tại Nhật Bản, với sự tư vấn về thiết bị nhà vệ sinh và cách bố trí do nhà sản xuất nhà vệ sinh nổi tiếng Nhật Bản TOTO Ltd.