Người thúc đẩy danh tiếng cà phê Robusta trên toàn cấu

Quỳnh Chi

Toi Nguyen đã giành được giải thưởng về cà phê Robusta trồng tại trang trại ở Việt Nam

Mong muốn xóa tan danh tiếng của Robusta như một loại cà phê hạng hai chỉ thích hợp cho đồ uống hòa tan, ngày càng nhiều nhà sản xuất trên khắp thế giới đang tung ra những loại cà phê sang trọng được trồng, hái và chế biến với tình yêu đặc biệt.

Theo trang Nikkei, chủ sở hữu Trang trại Cà phê Tương lai tại Việt Nam chính là người đã đi đầu trong việc thúc đẩy chất lượng Robusta trên toàn cầu.

Cà phê từ trang trại của Toi Nguyen chỉ được làm bằng những hạt cà phê chín nhất được trồng trong điều kiện được giám sát nghiêm ngặt và đã nhận được đánh giá cao từ Hiệp hội Cà phê Đặc sản Hoa Kỳ.

Hiromasa Okazaki, chủ tịch nhà bán lẻ cà phê trực tuyến Namamame Honpo cho biết “giờ đây Robusta cũng có người ưa chuộng ở châu Âu và khó có kiếm hơn trước đây. Giá bán buôn của loại cà phê này đã tăng khoảng 20% ​​so với năm ngoái.”

Robusta có thể được trồng ở độ cao thấp hơn và có khả năng chống sâu bệnh tốt hơn Arabica, được sử dụng phổ biến hơn trong cà phê không hòa tan. Nhờ độ tin cậy tương đối, thị phần của Robusta trong sản lượng cà phê toàn cầu đã tăng lên khoảng 40% từ 20% trong bốn thập kỷ qua.

Nhưng Robusta thường có giá thấp hơn cà phê Arabica do mùi thơm đặc trưng của nó, và chi phí sản xuất rẻ hơn. Ngày càng nhiều người trồng đang tìm cách thâm nhập vào lĩnh vực đặc sản sinh lợi hơn để tăng thu nhập.

Masaomi Arakawa, một nhà quản lý của nhà bán buôn Nhật Bản S. Ishimitsu, cho biết “ngày càng có nhiều nông dân áp dụng các phương pháp và cách thức trồng cụ thể đối với loại hạt này để tạo ra hương vị và đặc tính độc đáo của Robusta.”

Tại đồn điền cà phê Kaweri ở Uganda, hạt cà phê Robusta được trồng ở độ cao khoảng 1.200 mét. Cây cà phê trồng ở cao hơn sẽ cần chăm sóc nhiều hơn, nhưng khoảng nhiệt độ rộng hơn trong ngày sẽ cho hạt cà phê có mùi thơm sâu hơn.

“Bạn sẽ có được một vị ngọt nhất định, giống như sô cô la, ngoài vị bùi bùi đặc trưng của hạt Robusta,” một người trong ngành cho biết.

Virus corona chỉ củng cố thêm mối quan tâm của công chúng đối với Robusta, với việc nhiều người tiêu dùng ở nhà và uống cà phê hòa tan hơn.

“Các nhà sản xuất Robusta coi đây là cơ hội để tiếp thị các sản phẩm xa xỉ khác với các loại cà phê đại trà hiện có”, một nguồn tin tại một nhà buôn Nhật Bản cho biết thêm cà phê có thể được bán thẳng hoặc pha trộn.

Robusta từng được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao, những người đã so sánh hương vị của nó với hương vị của trà lúa mạch.

Tuy nhiên, dự kiến ​​sẽ có sự thiếu hụt hạt cà phê Arabica trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 9/2022, theo ước tính của nhà buôn Marubeni. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng sụt giảm ở Brazil, nước sản xuất cà phê arabica lớn nhất.

Hơn nữa, biến đổi khí hậu và các yếu tố khác được dự báo sẽ xóa sổ một nửa diện tích đất canh tác cà phê Arabica vào năm 2050. Do đó, kỳ vọng Robusta có thể giữ nguồn cung cà phê ổn định đã tăng vọt.

Kazuyuki Kajiwara, người đứng đầu bộ phận đồ uống của Marubeni, cho biết không nên mua Robusta ở mức định giá thấp do so sánh không mấy khả quan với Arabica.

Kajiwara nói “điều cần thiết là phải mua [Robusta] với giá trị hợp lý để các trung tâm sản xuất có thể duy trì bền vững.”