Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập
Ảnh minh họa

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của các quốc gia. Vì vậy, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế và đối với sự phát triển của mỗi  quốc gia, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay .

Ðể hội nhập quốc tế thành công cần có các giải pháp hiệu quả phát triển nguồn nhân lực bền vững, có chiến lược, đặc biệt nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Vai trò của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập

Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển năng động của khu vực Đông Nam A nói riêng và  Châu Á nói chung, với việc phát triển có tốc độ cao, đạt gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước sau ba mươi nhăm năm thực hiện công cuộc đổi mới.

Bất thời kỳ nào, giai đoạn nào yếu tố con người đều có tính chất quyết định quan trọng quyết định đến phát triển nền kinh tế.

Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tác động của toàn cầu hóa, sự chuyển đổi mạnh mẽ phát triển kinh tế từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất.

Với những thành tựu của 35 năm đổi mới và thực hiện hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập quốc tế trở thành nhân tố quan được xác định để tạo thế và lực của đất nước trong cục diện đang định hình.

Do đó, hội nhập quốc tế đã ,đang đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới.

Việt Nam đã có Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, chúng ta đã ký nhiều FTA với các nước cùng WTO, CPTTP, EVFTA…

Trong đó đề ra các định hướng lớn về hội nhập kinh tế quốc tế đã được xác định là trọng tâm.

Trong nhiều năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đáng ghi nhận. Đưa đất nước tiến lên một tương lai sáng lạn.

Từ một nền kinh tế khép kín, bao cấp, đến nay Việt Nam trở thành thành viên ,một nhân tố quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn quy mô toàn cầu từ WTO đến 16 hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, với 65 đối tác là các trung tâm, các nền kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm 59% dân số, 61% GDP và 68% thương mại toàn cầu.

Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và mạng lưới đổi mới sáng tạo khu vực và toàn cầu, tạo ra những động lực to lớn cho phát triển đất nước.

Một trong những việc cần  lớn nhất trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam chính là chất lượng nguồn nhân lực.

Với xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia FTA, thách thức đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong nước là sức ép về trình độ, tri thức và tay nghề…

Trong khi lực lượng lao động nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu.

Để thực hiện được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hội nhập.

Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, chú trọng giáo dục nghề nghiệp.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Tại các quốc gia phát triển, giáo dục nghề nghiệp rất được chú trọng, được xem là định hướng của xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như tạo dựng nền tảng cho giới trẻ phát triển sự nghiệp, ổn định cuộc sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Tại nhiều quốc gia, học sinh được phân luồng từ rất sớm và được hỗ trợ chọn nghề và lộ trình học nghề phù hợp.

Singapo là quốc gia trong khu vực thành công với chính sách phát triển nhân lực nghề. Tại Singapo, có đến 65% số học sinh phổ thông chọn học nghề.

Để khuyến khích việc học nghề và hỗ trợ đào tạo nghề, Chính phủ Singapo đưa ra ba chương trình lớn là tôn vinh người lao động học nghề và tiếp tục ra làm nghề, đầu tư lớn cho giáo dục nghề nghiệp (hệ thống giáo dục nghề ở Singapo gồm 3 trường cao đẳng thuộc Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE) và một số trường kỹ nghệ) và có chính sách kỹ năng nghề tương lai.

Cộng hòa liên bang Đức là một quốc gia phát triển ở trình độ cao nhờ làm tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Giáo dục phải thay đổi để phù hợp với xu thế mới là tất yếu, trong đó phải đặc biệt chú trọng giáo dục nghề nghiệp, đó là chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực.

Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lượng, hiệu quả giáp dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Chủ trương đổi mới giáo dục được Đảng ta chỉ rõ: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.

GDNN góp phần quan trọng cung ứng nhân lực cho tăng trưởng, tăng năng suất lao động, giúp Việt Nam thoát “bẫy thu nhập trung bình”.

Thứ hai, chú trọng đào tạo việc làm.

Nhà nước cần ban hành bổ sung nhằm hướng tới việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách về vấn đề hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực KH&CN theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính; nâng cao tính công bằng, khách quan trong tuyển chọn, đào tạo và sử dụng theo đúng yêu cầu thực tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ðồng thời với việc cử đi đào tạo ở nước ngoài, cần xây dựng chiến lược và lộ trình đầy đủ cho việc hội nhập quốc tế ngay trong từng tổ chức khoa học, thông qua liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế và chuyên gia nước ngoài.

Nâng cao khả năng hội nhập cho các nhà khoa học bằng việc tham gia các hội thảo và chương trình hợp tác nghiên cứu ở tầm quốc tế, đồng thời chuẩn bị đủ năng lực và trình độ để thu hút, tổ chức các diễn đàn trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, viện nghiên cứu hàng đầu của các nước.

Hoạt động của một cơ sở dạy nghề (Ảnh minh họa)

Đổi mới theo hướng hội nhập hệ thống chương trình đào tạo của Việt Nam với chương trình đào tạo hiện đại của thế giới.

Tiếp cận các chương trình đào tạo mới theo tiêu chuẩn quốc tế bằng việc cải cách các chương trình sẵn có sao cho phù hợp với đặc thù Việt Nam.

Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam, để vừa giảm gánh nặng kinh phí, vừa đạt được hiệu quả trong điều kiện thực tế.

Thứ ba, xây dựng chính sách đãi ngộ nhân tài.

Thực hiện các chính sách thu hút người tài thông qua kêu gọi các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về xây dựng đất nước, hoặc có những đóng góp về khoa học cho đất nước.

Họ sẽ là đầu mối liên hệ giữa các nhà khoa học trong nước với các nhà khoa học quốc tế, giúp chúng ta có thể nắm bắt được các trào lưu khoa học mới, bắt kịp trình độ quốc tế.

Ðây là nguồn nhân lực đáng kể, cần có chính sách thỏa đáng để thu hút nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập trong lĩnh vực KH&CN.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đạt được thành công trong chiến lược phát triển của mình thì phải chú trọng đến vai trò quan trọng của yếu tố con người, nhất là nhân tài, là nguồn lực tạo ra thế mạnh cạnh tranh.

Do đó, việc thu hút người tài cần trở thành ưu tiên hàng đầu đối với mỗi tổ chức.

Cần chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao trong mọi lĩnh vực với hướng đến người đủ đức, đủ tài, đủ trình độ chuyên môn; đồng thời cần có sự chú trọng cơ chế thu hút và trọng dụng nhân tài.

Việt Nam cần tranh thủ và tận dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để phát triển, nếu không sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu so với thế giới.

Để tránh được tụt hậu và chớp thời cơ phát triển thì việc chú trọng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là con đường ngắn nhất.

 Lại Hồng