Năm 2020 bất ổn thương mại sẽ tiếp tục

Ngân Hà

Nếu thương mại năm 2019 là sự hỗn loạn thì năm tới hứa hẹn sẽ còn nhiều gián đoạn hơn với một vài niềm an ủi trong cơn bĩ cực, theo Nikkei

Những thách thức thương mại năm 2020 bắt đầu với việc giải quyết các vấn đề của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cái gọi là viên ngọc quý của hệ thống thương mại, hệ thống giải quyết tranh chấp đúng là đã ngừng hoạt động vì tòa án không có đủ thẩm phán để xét xử các vụ án. Chính phủ thành viên sẽ không thể giải quyết những bất đồng về các quy tắc thương mại trừ khi họ dùng đến các giải pháp mới.

Khi yếu tố quan trọng nhất của một hệ thống đang hoạt động đột ngột bị phá vỡ, nó cho thấy chế độ giao dịch toàn cầu đang gặp rắc rối lớn. Các doanh nghiệp đã trở nên quen với việc hoạt động trong một thế giới được cai trị bởi các quy tắc, thay vì luật rừng. Một hệ thống suy giảm sẽ gây khó khăn và tốn kém hơn cho các công ty kinh doanh và đối với người tiêu dùng giá cả sẽ tăng.

Các thành viên đang tranh cãi về các quy tắc thương mại cũ kỹ vì bản cập nhật cuối cùng của cuốn sách quy tắc toàn cầu ra đời từ vào năm 1995. Các chính phủ đang đấu tranh để hoàn thành một thỏa thuận về giảm trợ cấp thủy sản, chứ đừng nói đến một một loạt các cuộc đàm phán thương mại lớn hơn nhiều đã xảy ra kể từ năm 2001.

Mỹ sẽ tiếp tục bỏ qua các quy tắc đa phương trong năm tới. Trump, người sẽ tái tranh cử vào tháng 11 tới, luôn quan tâm đến thương mại hơn bất kỳ chủ đề nào khác và ông đặc biệt thích tự do hành động trong chính sách thương mại, không bị cản trở bởi Quốc hội hoặc bất kỳ trở ngại nào khác.

Ngoài các công cụ chính sách trong nước mà ông đã sử dụng, như Mục 232 cho an ninh quốc gia hoặc Mục 301 cho thương mại không công bằng, Trump đã chuẩn bị nền tảng cho việc sử dụng tiềm năng của một hành động thương mại đơn phương thậm chí còn sâu rộng hơn theo luật năm 1970 được gọi là Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế.

Luật này chưa bao giờ được sử dụng trong căng thẳng thương mại, nhưng Trump có thể tự cấp cho mình các quyền lực kinh tế mới trên phạm vi rộng, bao gồm chặn các giao dịch tài chính, tịch thu tài sản nước ngoài, hạn chế xuất khẩu và áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ

Các mục tiêu của Trump trong các tranh chấp đang diễn ra không chỉ với đối thủ mà còn là các đồng minh bao gồm các đối tác thương mại quan trọng nhất của Hoa Kỳ như Canada và EU. Sự tồn tại của các thỏa thuận thương mại không làm thay đổi hành vi của Trump.

Trump có thể sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận giai đoạn một giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc một lần nữa trước các nhà đầu tư trong suốt năm 2020.

Vấn đề cơ bản đối với Trump là: ông muốn cho những người ủng hộ thấy rằng ông đang tìm kiếm lợi ích cho họ bằng cách đem về một thỏa thuận thương mại mới tuyệt vời với Trung Quốc sẽ bù đắp thiệt hại kinh tế ngày càng tăng đối với nền kinh tế Mỹ mà chiến thuật của ông có thể gây ra. Nhưng lợi ích của bất cứ thứ gì ông đem về có thể sẽ khiêm tốn so với mức độ gây hại.

Do đó, tốt hơn hết là ông nên giữ thỏa thuận “vài phút” càng lâu càng tốt để cung cấp cho cử tri thời gian tối thiểu để tiêu hóa lợi ích liên quan đến hình phạt.

Kinh tế số

Nền kinh tế kỹ thuật số cũng sẽ là một lĩnh vực toàn cầu quan trọng khác vào năm 2020. Thương mại kỹ thuật số bao gồm thuế và thương mại, trong đó, liên quan đến việc đánh thuế không chỉ lợi nhuận của các công ty kỹ thuật số mà còn cả các dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới, cũng như quản lý thương mại điện tử rộng hơn.

Về vấn đề này, xu hướng dành cho thương mại hạn chế hơn và các nhóm quốc gia nhỏ hơn tạo ra các quy tắc thương mại kỹ thuật số thế hệ tiếp theo, thay vì ở cấp độ toàn cầu. Các nền kinh tế châu Á, bao gồm Nhật Bản, Singapore, New Zealand và Úc, đang dẫn đầu về các quy tắc sáng tạo cho thời đại kỹ thuật số.

Sự phân chia tương tự giữa chủ nghĩa bảo hộ và hành động đơn phương ở một số nơi và tinh thần hợp tác đổi mới ở những nơi khác có thể được thấy ở Châu Phi và Châu Á.

Châu Á vừa kết thúc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, với chữ ký vào đầu năm 2020. RCEP sẽ kết hợp 15 quốc gia từ Trung Quốc và Nhật Bản đến Úc và New Zealand. Mặc dù Ấn Độ đã rút lui vào tháng 11, nhưng họ có thể tham gia việc ký kết.

RCEP được tạo ra để giải phóng các cơ hội thương mại mới ở châu Á, cho châu Á. Mặc dù các thị trường có truyền thống nằm ngoài khu vực, RCEP mang đến cho các công ty cơ hội tạo ra hàng hóa và dịch vụ dành riêng cho châu Á và vận chuyển những sản phẩm này nhanh hơn, dễ dàng hơn và với chi phí thấp hơn bao giờ hết.
Châu Phi đang chuẩn bị bắt đầu thiết lập Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi với 54 quốc gia. Vào ngày 1 tháng 7, nó sẽ có hiệu lực với 27 quốc gia và có tiềm năng thay đổi hoàn toàn lục địa này.

Cả hai hiệp định thương mại khu vực lớn này đều đem đến tia hy vọng quan trọng cho những gì có thể gọi là một thời kỳ thương mại hỗn loạn. Họ chỉ ra rằng trong khi các tin tức giật tít có vẻ đặc biệt nghiệt ngã, có những cơ hội cho tăng trưởng kinh tế ngay cả trong giai đoạn mà thương mại nói chung đang gặp khó khăn.