Kỳ II: Maroon nghĩa là màu hạt dẻ

Quỳnh Anh

Bên ngoài cửa hàng nội thất Maroon

Kỳ I: Người phụ nữ thổi sự sống cho những món đồ thủ công truyền thống

Ngày chị khởi nghiệp, là ba cô gái độ tuổi đôi mươi đầy mộng mơ cùng nhau tạo dựng nên Maroon. Chị nói “ngày đó Maroon 5 là nhóm nhạc nam, đẹp trai, nổi tiếng mà cô gái nào cũng thần tượng nên cả ba quyết định lấy lấy tên là Maroon”.

Nói rồi chị cười: “Maroon cũng của nghĩa là màu hạt dẻ nữa”.

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực

Ngày xưa Uma – Công ty nội thất nay không còn hoạt động tại Việt Nam (PV), người đầu tiên anh August Wingardh mời hợp tác là chị với chị Vân – một trong ba cô gái của Maroon.

Các chị nghĩ mình không làm chung với người ta đâu vì mình không biết cung cách người ta làm việc thế nào, có tin tưởng được hay không, mình sẽ có rất nhiều câu hỏi đến với mình, mình có đủ thân thiết đến mức chung với người ta không.

Quay về với Maroon, chị chọn các sản phẩm cổ truyền, thủ công bởi chị hiểu tiềm năng của những loại sản phẩm này.

“Thợ Việt Nam rất giỏi, khéo tay, bản thân sản phẩm thủ công Việt Nam đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là với du khách nước ngoài, họ đến Việt Nam và mong muốn được mua sản phẩm của Việt Nam về làm quà”.

Không chỉ bán sản phẩm, điều chị muốn “khuyến khích thợ thủ công của mình giới thiệu sản phẩm tới khách nước ngoài cũng như khách trong nước. Nhiều khi chính người Việt lại không tin tưởng rằng Việt Nam có thể tạo ra sản phẩm đẹp đến thế.

Chị tìm được những người thợ thủ công rất khéo tay, tuy nhiên họ không có thị trường, chị muốn thay họ bán ra sản phẩm của họ để họ có thu nhập, họ sẽ tái đầu tư vào xưởng của họ, nhờ vậy họ cũng có cảm hứng sáng tác hơn”.

Nội thất của chị là sự hòa hợp giữa bản thân sản phẩm và tính cách của chủ nhà

Là một con đường vất vả vì đặc thù của những sản phẩm thủ công là không thể sản xuất hàng loạt được, “chị phải trực tiếp làm, mặc dù giao cho người khác làm cũng được nhưng nó sẽ không được như mình mong muốn”.

Sản phẩm của chị là sản phẩm khó, khách hàng muốn đồ đẹp phải chờ đợi, bản thân chị cũng đang chọn một khung cửa hẹp để đi nhưng chị không hề cảm thấy vất vả “vì mình thích nên mình cũng không hề cảm thấy vất vả nữa”.

Những đồ này của mình, mình không hy vọng là bán được rất nhiều đồ đâu, “sản phẩm của mình là sản phẩm kĩ, không thể sản xuất hàng loạt được. Nó là lựa chọn, chị muốn là khi mình làm mình phải nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm mình lên”.

Phải công nhận cái đẹp là sự tổng hòa từ nhiều thứ không chỉ riêng đồ nội thất. Không gian đep là cái tường đẹp, là sàn nhà đẹp, là trần nhà đẹp, nếu được như vậy thì dù chỉ một vài đồ nội thất nhỏ chị cho vào cũng sẽ trở thành một căn nhà rất đẹp là quan điểm của chị với nghề.

Nội thất của chị là sự hòa hợp giữa bản thân sản phẩm và tính cách của chủ nhà, “Quan điểm của chị là khi thiết kế cái nhà phải mang phong cách của chủ nhà, chị không áp đặt cái của chị, chị chỉ hướng dẫn họ để họ bộc lộ những cái họ muốn”.

Để hoàn thành xong một cái nhà, không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm mà phải đi lại rất nhiều lần, nói chuyện, vẽ vời sao cho phù hợp quan điểm của mình và khách, phải tỉ mỉ từng thứ một. Chỉ một đơn hàng thôi cũng mất rất nhiều công sức của mình, để đạt được thứ mình muốn.

“Không phải đồ đẹp là vào nhà nào cũng đẹp. Những món đồ của mình không hợp với chủ nhà hay không cần thiết mình cũng sẽ nhất quyết không tư vấn cho họ. Mình không tham những thứ vật chất nhỏ, đó là giá trị lâu dài, mình thực sự quan tâm đến họ và rất may, khách cũng biết vậy”, chị nói.

Sự pha trộn hài hòa giữa những họa tiết truyền thống với sự hiện đại trong kiểu dáng của những món độ nội thất trong cửa hàng tạo ra vẻ khác lạ giữa các cửa hàng đồ nội thất khác…

Bên trong cửa hàng của chị trưng bày những món đồ thủ công với họa tiết truyền thống được pha trộn hài hòa với nét hiện đại trong kiểu dáng

Nói tiếp về Maroon, chị tự nhận “thật ra cái quy mô cũng chỉ lặt vặt thôi, được cái nó thỏa mãn bản thân mình, được làm cái mình muốn.

Điều quan trọng hơn nữa là mình tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Lúc này dưới xưởng của chị có rất nhiều người, từ thợ làm gốm, thợ làm đồ sơn mài, thợ may… có tới 8 đến 10 người.

Đối với chị, công việc cần được phân công cụ thể bởi mỗi một thợ sẽ chỉ có một kĩ năng riêng, ví dụ làm đồ “cong queo” cũng chỉ có 2 người làm được cũng không phải tất cả mọi người đều làm được.

Quan điểm về những điều tồi tệ của chị cũng thực sự ấn tượng. Chị nhớ ngày nhận đơn cung cấp cho đại gia kinh doanh karaoke toàn bộ sofa và rèm, nhưng sau khi giao sản phẩm “vị đại gia” đó cho tới bây giờ vẫn mất hút, quán karaoke cũng dẹp tiệm luôn sau đó.

Chị nói không cần phải phán xử thật ra những ai làm ăn không tốt, không làm ăn một cách đàng hoàng thì sớm muộn gì cũng không trụ lâu được.

“Mọi thứ trừ cháy nhà, còn lại thì chả có gì tồi tệ cả. Bây giờ mình trải qua nhiều thì cảm thấy những điều đó rất bình thường ấy mà”, chị cười.

Khát vọng gieo mầm những ước mơ

Xuyên suốt câu chuyện của chị, chị kể rất nhiều đến chuyện giáo dục và hướng nghiệp. Có thể cảm nhận ở chị một tình yêu cuộc sống mãnh liệt và chị luôn muốn truyền tình yêu đó đến với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, qua con đường giáo dục.

Chị có hai cô con gái và chị luôn hướng con mình để tìm thấy niềm đang mê sớm nhất. Bằng cách chị cho con mình tiếp xúc với thực tế công việc hàng ngày. “Con làm rồi mới biết mình thích cái gì, đam mê cái gì, muốn tìm hiểu cái gì, từ đó làm việc mới không có mệt mỏi, chống chế, niềm vui như vậy mới tới được”.

Điều quan trọng là phải có giá trị tự thân, phải chuẩn bị trước hết tất cả kĩ năng để nắm bắt cơ hội

Chia sẻ dự định tổ chức những nhóm nhỏ trong lớp của con mình, thực tế tham gia chỗ làm việc của bố mẹ, từ đó hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp, tìm ra niềm yêu thích của bản thân. Chị luôn đề cao giáo dục và niềm đam mê như thế.

Tiếp xúc với chị Phương mới thấy chị luôn vô hình truyền cảm hứng cho người khác bằng chính suy nghĩ của chị với cuộc sống, công việc.

Chính vì vậy khi mọi người thấy chị vất vả khi đi theo con đường này, chị vẫn vui vẻ, lạc quan với lựa chọn của mình, luôn tìm thấy thế giới riêng của mình trong những món đồ nội thất.

“Chị không nhớ những ngày tồi tệ vì thật ra cái quá trình đi làm chị chẳng thấy cái gì tồi tệ, hoặc là có tồi tệ nhưng mình không nghĩ nó là tồi tệ, mình nghĩ nó là bình thường. Thực ra trong quá trình làm việc, mình trải qua rất nhiều thứ, hồi trẻ mình cảm thấy lo lắng, nhưng bây giờ mình thấy tất cả mọi thứ đều có thể giải quyết được hết, không cần phải lo lắng gì cả”.

Với chị điều quan trọng là phải chuẩn bị hết mọi thứ, sẵn sàng nắm bắt khi cơ hội đến. “Khi mình còn trẻ, mình vấp ngã thì cú ngã đấy không lớn. Khi càng lớn, cú vấp ngã ấy càng nặng”.

Rất nhiều người học rất giỏi nhưng đến khi ra làm không biết gì vì không có đường hướng, không có kế hoạch, tốn thời gian dài mới biết là mình thích cái gì, mình sẽ làm được điều khác.

Điều quan trọng là phải có giá trị tự thân, phải chuẩn bị trước hết tất cả kĩ năng để nắm bắt cơ hội. Chị luôn tìm thấy thế giới riêng của mình, nơi chị có thể đọc sách, xem phim, đi dạo và làm những thứ chị thích. Điều đó giúp chị cân bằng tốt trong cuộc sống, giải tỏa căng thẳng, kiềm chế được cảm xúc và đối mặt tốt với những khó khăn.

Nói về vị trí của phụ nữ độc lập trong thế giới hiện đại, “Người phụ nữ đẹp là người luôn tự tin và thoải mái với những gì họ có. Vui vì niềm vui mà họ mang đến cho mọi người”.

Cuốn sách của chị cũng đặc biệt “Bí mật của sự may mắn” – cuốn sách dành cho các bạn học sinh. Kể về hai chàng hoàng tử đi cứu công chúa, một anh chàng chỉ tập trung điểm cuối con đường mà bỏ qua giúp đỡ người khác, một anh chàng lại làm tất cả những gì mình cần để giúp mọi người làm trên con đường đi tìm công chúa, và cuối cùng anh chàng ấy lại giành được cơ hội cho mình.

Khi mình chuẩn bị hết mọi thứ mình có thể, và khi có cơ hội tới mình sẽ đáp ứng được tất cả và mình sẽ có may mắn đấy. May mắn không phải là cái trên trời rơi xuống, nếu chúng ta có các kĩ năng khác mà ngay thời điểm đó cháu đáp ứng được thì đó mới là may mắn.

Thời điểm này là thế, là thời điểm tốt để ước mơ, là thời điểm tốt. Mình phải có một câu “Là đi thì mới đến được, bây giờ định làm cái gì cứ dấn thân mà làm thì mới biết được trong ngóc ngách đấy là cái gì chứ mình cứ đứng bên ngoài mình không hiểu”.

Chị luôn thấy là một người may mắn, khi mình cũng là có cái mình tự làm, mình có kiếm được tiền hay không là do mình, không đổi tại cho ai được cả.

Những câu nói của chị in đậm trong tâm trí tôi mặc dù cuộc trò chuyện giữa chúng tôi diễn ra khá lâu. Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài hơn nhiều so với dự tính, tới tận khi tối trời, thời gian dường như bị bỏ quên trước những câu chuyện của chị.

“Kì tích là tên gọi khác của sự nỗ lực”, chị nói.

Thêm thứ ánh sáng rất nhẹ nhàng, ấm áp đi theo như giữ mạch cảm xúc câu chuyện, đen xen giữa những cuộc gọi, tin nhắn công việc dồn dập suốt câu chuyện chị kể.

Khách hàng thường xuyên của chị là khách hàng nước ngoài, đặc biệt là Đại sứ quán các nước Châu Âu, Châu Mỹ… Làm việc với người nước ngoài cần độ chính xác cao và tuân thủ thời gian nghiêm ngặt, đặc biệt họ rất thích những doanh nghiệp trung thực và tận tâm, chị nói.

Câu chuyện của một người phụ nữ nhỏ bé, giản dị nhưng bản lĩnh, tràn đầy đam mê và tình yêu với món đồ thủ công truyền thống của Việt Nam kết thúc với những cảm xúc lạ kỳ không khỏi thôi thúc tôi viết lại những ấn tượng của mình về chị.