Kinh tế Việt Nam quý II hơi xám nhưng lạc quan

Nguyên Hoàng

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách và các chuyên gia toạ đàm về kinh tế vĩ mô quý II

Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong quý II năm 2019 được cho thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái,nhưng  lạc quan chung  là các ngành chủ lực vẫn tăng trưởng ổn định, theo Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô của VEPR

Đánh giá nổi bật

Đại diện nhóm Nghiên cứu, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính Sách (VEPR) chia sẻ sự lạc quan chung là các ngành chủ lực như bán buôn và bản lẻ (tăng 8,09%), hoạt động kinh tế tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (7,9%), hay kinh doanh bất động sản (4,43%) vẫn tăng trưởng ổn định, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Điểm trừ duy nhất là khu vực dịch vụ (tăng 6,69%) dường như lại có mức tăng thấp hơn so với năm 2018.

Lĩnh vực du lịch, cũng theo báo cáo, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 8,5 triệu người, tăng 7,5%.

Tuy nhiên, ngành nông, lâm, ngư nghiệp lại tăng trưởng ở mức yếu, chỉ 2,39%. Điều này lý giải bởi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên diện rộng, kèm theo thời tiết khắc nhiệt ở cả miền Bắc và miền Nam, khiến sản lượng lúa vụ đông xuân giảm theo.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung góp phần tạo điều kiện cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Mỹ tăng cao, tạo điều kiện cho ngành thủy sản tăng trưởng tốt ở mức 6,45%, nhưng áp lực gỡ bỏ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu cũng gây ảnh hưởng tới tăng trưởng, khiến sản lượng khai thác cuối năm giảm sút.

Trong năm 2018, mức tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 9,1%, con số này cao hơn hẳn so với 8,93% của năm nay. Dù được nhóm nghiên cứu đánh giá là tăng trưởng mạnh ở mức 11,18%, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thấp hơn so với cùng kì năm trước.

Việc khai thác than tăng cao cũng góp phần giữ vững tăng trưởng ổn định cho ngành khai khác khoáng sản.

Số liệu từ Tổng cụ Thống kê cho thấy đóng của khu vực Nhà nước vào GDP đang ngày càng giảm, điều này ngược lại với sự đóng góp ngày càng tăng của khu vực FDI.

Một nhận định quan trọng từ báo cáo của VEPR là số lượng việc làm mới tăng cao, đạt 650 nghìn việc làm mới, nhưng lao động lại có xu hướng dịch chuyển ra khỏi ngành công nghiệp (tăng 2,3% thấp nhất trong ba năm qua), thay vào đó chảy vào khu vực ngành dịch vụ.

Nguyên nhân được cho là do ngành công nghiệp Việt Nam đang tỏ ra kém cạnh tranh và duy trì sản xuất ở mức thấp.

Nhận định này đến từ việc chỉ có 45,2% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ có tình hình kinh doanh sản xuất của quý II tốt hơn so với quý I.

Đồng nghĩa với số doanh nghiệp kinh doanh khó khăn vượt qua mức dự báo 10,6% lên 16,5%,  cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Mặc dù vậy vẫn có 52% doanh nghiệp tin tưởng rằng trong quý III, tình hình kinh doanh sẽ phát triển tốt trở lại.

Báo cáo cũng chỉ ra việc trong quý II cả nước có hơn 38 nghìn doanh nghiệp đăng ký đăng ký thành lập với hơn 484 tỷ đồng, tăng 30.8%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng thấp hơn 44,4% so với năm trước đó, chủ yếu là những doanh nghiệp bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe.

Tính chung 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng 9,7%, cao hơn năm 2018 nhưng vẫn chưa đuổi kịp được tốc độ của khu vực ngoài nhà nước.

Ngành công nghiệp và chế biến chế tạo được cho là nơi thu hút FDI nhiều nhất với 73,4% tổng vốn đăng ký cấp mới. Dòng vốn đổ vào bất động sản cũng tăng 10,8% tổng vốn và 6,5$ vốn đăng ký mới.

Theo các chuyên gia cần lưu ý tới khả năng dư thừa lượng cung trên thị trường bất động sản hoặc xảy ra hiện tượng bong bóng.

FDI xuất hiện quán quân Trung Quốc

Trung quốc vươn lên dẫn đầu vốn đầu tư FDI. Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH điện khí Wolong ở Việt Nam. Ảnh: Báo Hải Phòng

Đặc biệt trong những nước có số vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam 6 tháng đầu năm, Nhật Bản và Hàn Quốc bị tụt ra khỏi nhóm dẫn đầu, thay vào đó Trung Quốc chiếm vị trí dẫn đầu với vốn đăng ký mới đạt trên 1.676 triệu USD.

Có thể nhận thấy điều này là bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung tăng cao và hiệp định CPTPP đã thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư ngày càng nhiều hơn vào Việt nam.

Hiện tại tổng vốn đăng ký mới của riêng Trung Quốc đã chiếm 22,6%  vốn đầu tư ở Việt Nam. Đây là điều đáng mừng nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo nếu không chọn lọc, doanh nghiệp FDI Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro về công nghệ cũ, ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện lao động…

Đối với cán cân thương mại được cho là cân bằng trong nửa đầu năm. Trong quý II ước tính thâm hụt 1,5 tỷ USD sau 7 quý thặng dư liên tiếp, đối với khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 8,94 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) thặng dư 7,49 tỷ USD.

Về kinh ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 9,3%, đạt 63,8 tỷ USD, tuy nhiên chiếm tỉ trọng chủ yếu là doanh nghiệp FDI với 44,3 tỷ USD.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng ngân sách vẫn có sự cải thiện khi Việt nam vừa ký EVFPT  dẫn tới  nguồn thu xuất nhập khẩu giảm, và Việt Nam cần tìm nguồn thu thay thế.

Tinh thần phát triển nâng cao khu vực tư nhân ngày càng rõ rệt hơn khi khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp phần lớn GDP, thậm chí mức đóng góp òn lớn hơn ở khu vực doanh nghiệp không đăng ký.

Trong quý II ghi nhân sự thức tỉnh ở giá vàng khi gần đây giá vàng tăng lên rất nhanh theo giá vàng thế giới, điều đã lâu rồi chưa xuất hiện.

Tình hình lạm phát trong nửa đầu năm được kiểm soát ở mức thấp, bình quân khoảng 2,63% – 2,65%, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng cao trong thời gian tới.

Nguyên nhân chính đến từ giá nhóm hang giáo dục, lương thực, thực phẩm tăng do dịch tả Châu Phi cùng với giá nhiên liệu biến động bất ổn.

Sức ép từ tiến trình bình thường hóa tiền tệ ở các nền kinh tế lớn giảm bất, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ bớt áp lực trong việc điều hành tỉ giá và lãi xuất.

Toàn cảnh

Xuất khẩu Việt Nam Sang Mỹ tăng mạnh nhưng lại là kịch bản khó xử.

Những phân tích đó đưa đến cái nhìn bức tranh 6 tháng, về tổng thể đánh giá có vẻ hơi xám đi một chút, nhưng dự báo thì lạc quan hơn do tính chu kỳ của kinh tế.

Tuy nhiên cần nhìn nhận rõ động lực nào cho kinh tế Việt Nam từ nay tới cuối năm.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong vẫn cần phân tích kỹ hơn, đặc biệt trong thống kê về tăng giá điện.

Ngoài ra, FDI là điểm mới ngoài tích cực tăng mạnh, cao nhất trong 9 năm qua, nhưng có chút quan ngại khi Trung Quốc lại là nước đứng đầu FDI, Nhật và Hàn bật ra khỏi vị trí đầu. Nếu như trong quý I là ngành dệt may thì báo cáo quý II vẫn chưa chỉ ra Trung Quốc đứng đầu trong đầu tư FDI ở lĩnh vực nào.

Trung Quốc dẫn đầu về vốn đầu tư FDI đưa đến việc cần có thống kê rõ ràng hơn để có những nghiên cứu ảnh hưởng tác động tới môi trường hay cả việc thu thuế.

TS.Cấn Văn Lực nhận xét ngành chế biến chế tạo tăng rất tích cực, khoảng 11%, ngành khai khoảng đa số âm ở những năm trước, sau 3 năm âm thì năm nay có sự tăng.

Cầu tiêu dùng cũng rất tốt, doanh thu ngành dịch vụ tăng cũng tăng. Về giá thịt lợn liên quan tới dịch tả cũng bị ảnh hưởng giảm mạnh nhưng sẽ tăng trở lại do thiếu cung.

TS Lực cũng chỉ ra những thách thức chiến tranh thương mại không chỉ đối với Mỹ – Trung mà bắt đầu lan sang cả với Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Không những vậy, địa chính trị vô cùng phức tạp, tăng trưởng kinh tế giới giảm, xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó khăn hơn.

Cần cảnh giác về áp lực lạm phát, xoay quanh 3%, có thể cao hơn ở mức 3,5% – 3,8%, bởi giá dầu,

Xuất khẩu tăng thấp khi thị trường Trung Quốc, EU gần như không tăng, nhưng thị trường xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh, đây lại là một kịch bản khó xử với Việt Nam, dù chúng ta muốn tạo sự cân bằng với Mỹ, nhưng doanh nghiệp vẫn xuất khẩu mạnh sang Mỹ, dẫn tới bài toàn giảm thâm hụt thăng dư thương mại là không đơn giản.

Cuối cùng là cần khắc phục tình trạng giải ngân ODA, đầu tư công vô cùng chậm. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn là rất chậm, TS. Lực nói.