Kỳ IX: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Kỳ I: Mặt hàng nào được xóa bỏ thuế quan trong EVFTA

Kỳ II: Cá mè được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 3 năm

Kỳ III: Việt nam sẽ dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ sự hạn chế đối với việc sản xuất bia

Kỳ IV: Những điều khoản về ô tô, xe máy trong EVFTA

Kỳ V: Tóm tắt quy định của Hiệp định EVFTA

Kỳ VI: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA

Kỳ VII: Hàng tái chế cũng được gắn mác

Kỳ VIII: Quy định về phương thức tích hợp

Kỳ X: Sự minh bạch trong EVFTA

Kỳ XI: Biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm

Kỳ XII: Tầm quan trọng của việc thuận lợi hóa thương mại

Kỳ XIII: EU là thực thể đơn nhất

Kỳ XIV: Qui định kỹ thuật trong EVFTA

Kỳ XV: Giấy chứng nhận sức khỏe cây trồng cho xuất khẩu rau quả

Kỳ XVI: Hiệp định EVFTA quy định về kiểm tra và chi phí

Kỳ XVII: Quy định về chỉ dẫn địa lý trong EVFTA

Một hệ thống thương mại quốc tế mở, lành mạnh là nền tảng năng lực cạnh tranh của EU. Giải quyết những hàng rào đối với xuất khẩu là việc lớn, tiềm tàng để cải thiện vị thế công nghiệp của EU.

EU đã nhất quán dỡ bỏ những hàng rào trong nền kinh tế của mình và hiện đã trở thành một trong những thị trường mở cửa nhất thế giới. Do việc dỡ bỏ thuế quan trong hiệp định thương mại; tác động của các yêu cầu kỹ thuật đối với thương mại đã rõ hơn.

Chương nói về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong hiệp định này bao gồm những qui định kỹ thuật bắt buộc phải có và những tiêu chuẩn do con người tự ý đặt ra, nhằm qui định qui cách kỹ thuật mà một sản phẩm cần có như kích cỡ, hình dáng, thiết kế, ký hiệu, dấu hiệu, bao bì, công năng và cách sử dụng.

Những trình tự cụ thể dùng để kiểm tra và chứng minh sự phù hợp của một sản phẩm so với yêu cầu cũng được đề cập trong chương này. Trình tự đó bao gồm việc kiểm tra, kiểm định sản phẩm và cấp giấy chứng nhận .

Những yêu cầu kỹ thuật này thường được cơ quan nhà nước sử dụng với những mục đích hợp pháp về chính sách. Thí dụ việc kiểm tra sức khỏe và an toàn đối với người, sự sống và sức khỏe của động vật, thực vật hoặc môi trường, việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự lừa đảo.

Tuy nhiên , trong một số trường hợp , chúng trở nên chặt chẽ hơn nhiều so với mức cần thiết để bảo hộ mục tiêu hợp pháp đó và trở thành hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.

Việc điều chỉnh sản phẩm và qui trình sản xuất với những yêu cầu khác nhau trên thị trường xuất khẩu cũng như việc chứng minh sự phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu này làm gia tăng chí phí sản xuất, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và cuối cùng là làm sứt mẻ khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa .

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại tồn tại trong tất cả các bộ phận của nền kinh tế, thí dụ nhãn hiệu thực phẩm, tính an toàn của đồ chơi, qui cách kỹ thuật của ô tô , tính an toàn và tiết kiệm năng lượng của thiết bị nội thất.

Hiệp định thương mại này có các điều khoản nhằm vào những hàng rào ấy với trách nhiệm lớn hơn so với Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO.

Mục đích của nó là để bảo đảm rằng những qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn và trình tự đánh giá sự phù hợp của sản phẩm không có sự phân biệt đối xử và không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại.

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại khuyến khích mạnh mẽ các thành viên dựa vào những tiêu chuẩn quốc tế để tạo thuận lợi cho thương mại.

Thông qua những qui định của Hiệp định về sự minh bạch để tạo ra môi trường thương mại có thể dự đoán trước .

TG&TT