Halodoc của Indonesia tăng 65 triệu đô la để mở rộng ứng dụng chăm sóc sức khỏe công nghệ cao

Anh Kiệt

Ứng dụng Halodoc cho phép bệnh nhân nói chuyện với bác sĩ thông qua các cuộc gọi video.

Nền tảng y học từ xa (telemedicine) lớn nhất của Indonesia, Halodoc, đã huy động được 65 triệu đô la từ các nhà đầu tư ở Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang phát triển của quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á.

Halodoc cho biết họ đã nhận được tài trợ mới từ UOB Venture Management và Singtel Innov8, các quỹ đầu tư liên kết với Ngân hàng United Overseas của Singapore và Công ty viễn thông Singapore, trong số các nhà đầu tư khác.

Ứng dụng Halodoc là một nền tảng trực tuyến kết nối bệnh nhân với bác sĩ.Các bác sĩ đăng ký cung cấp tư vấn thông qua cuộc gọi video, chủ yếu cho các bệnh thông thường.

Được thành lập vào năm 2016, startup này đã có hơn 2 triệu người dùng và 20.000 bác sĩ đăng ký tham gia, đồng thời hợp tác với 1.300 nhà thuốc để cung cấp thuốc cho khách hàng.

Halodoc cho biết, 65 triệu đô la tiền tài trợ sẽ được sử dụng để phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng, cũng như mở rộng quan hệ đối tác với các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên khắp Indonesia.

“Tiềm năng lớn đối với chúng tôi đó là sử dụng công nghệ sẽ giúp mở rộng phạm vi chăm sóc sức khỏe thông thường, cung cấp quyền truy cập tốt hơn với lượng dân số lớn ở quần đảo,” Jonathan Sudharta, CEO của Halodoc nói.

Việc gây quỹ diễn ra khi Ping An Good Doctor, một đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc với 265 triệu người dùng tính đến tháng 12 năm ngoái, có kế hoạch thâm nhập thị trường Đông Nam Á trong năm nay thông qua quan hệ đối tác với Grab, một công ty có trụ sở tại Singapore.

Giám đốc điều hành của Grab, Anthony Tan nói với Nikkei Asian Review trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2: “Năm nay chúng tôi sẽ ra mắt khách hàng trên khắp Đông Nam Á.”

260 triệu người Indonesia đang thiếu bác sĩ vì sự tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng lên.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Indonesia chỉ có 0,2 bác sĩ trên 1.000 người vào năm 2012, năm gần đây nhất có dữ liệu, so với 2,56 trên 1.000 người ở Mỹ và 1,81 ở Trung Quốc.

Công nghệ kỹ thuật số như sử dụng điện thoại thông minh chuẩn đoán từ xa đang giúp giảm bớt gánh nặng về vấn đề này.Halodoc là một nền tảng đi đầu trong ngành này ở Indonesia.

Triển vọng màu hồng về chăm sóc sức khỏe trực tuyến đã giúp Halodoc thu hút các nhà đầu tư mới vào vòng gây quỹ mới nhất, bao gồm Đối tác đầu tư Hàn Quốc và công ty công nghệ y tế Trung Quốc WuXi AppTec.

UOB, nhà đầu tư lớn nhất trong vòng này với khoản đầu tư không được tiết lộ, tháng 11 năm ngoái đã công bố liên minh khu vực với Grab.

Chăm sóc sức khỏe trực tuyến đang bùng nổ ở Đông Nam Á do tình trạng thiếu bác sĩ và quy định lỏng lẻo.

Các bệnh viện lớn cũng đã bắt đầu hợp tác với các công ty mới thành lập như Tập đoàn Y tế Raffles được niêm yết ở Singapore, vào tháng 1 đã ra mắt một nền tảng y học từ xa 24 giờ thông qua việc hợp tác với công ty khởi nghiệp địa phương Doctor World.