Giải quyết tranh chấp về đầu tư

Kỳ XX: Mua sắm của chính phủ trong FTA

Kỳ XXI: Thương mại và phát triển bền vững

Kỳ XXII: Chống độc quyền, sáp nhập, trợ cấp và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

Kỳ XXIII: Phòng vệ thương mại

Kỳ XXIII: Giải quyết tranh chấp trong EVFTA

EU và Việt Nam đã thỏa thuận một cơ chế giải quyết tranh chấp hiện đại, được cải cách, bảo đảm sự tôn trọng những qui tắc bền vững về bảo hộ đầu tư, áp dụng cho các nhà đầu tư EU và Việt Nam. Cơ chế này hướng tới sự cân bằng đúng đắn giữa việc bảo hộ nhà đầu tư và việc bảo vệ quyền quản lý của nhà nước.

Thể chế pháp lý về đầu tư

Hiệp định này thiết lập một thể chế thường trực để giải quyết tranh chấp, theo đó những tranh chấp liên quan đến sự tôn trọng một trong những điều khoản về bảo hộ đầu tư bao hàm trong IPA ( thí dụ điều khoản không trưng dụng nếu không bồi thường đầy đủ và ngay lập tức, điều khoản không phân biệt đối xử hoặc điều khoản đối xử tốt và bình đằng ) có thể được trình lên cơ cấu xét xử thường trực về đầu tư, mang tính quốc tế và hoàn toàn độc lập.

Thành viên của cơ cấu xét xử này do EU và Việt Nam chỉ định trước và làm việc theo những yêu cầu nghiêm khắc về tính độc lập và tính thống nhất.

Các vụ kiện sẽ được xét xử bởi các ban của cơ cấu xét xử này và gồm có ba thành viên, một người của EU, một người của Việt Nam và một chủ tịch là người của nước thứ ba.

Quyết định của cơ cấu xét xử này có thể bị kháng nghị lên cơ quan phúc thẩm thường trực để bảo đảm sự đúng đắn về mặt pháp luật và sự chính xác về việc giải thích hiệp định này.

Thành viên của cơ cấu xét xử

Những tranh chấp về đầu tư sẽ được xét xử bởi những thành viên của cơ cấu xét xử có chất lượng cao, độc lập và công minh.

Tất cả thành viên của cơ cấu xét xử, cơ quan phúc thẩm đều được chỉ định thông qua quyết định chung của EU và Việt Nam.

EU và Việt Nam đã cam kết chỉ chỉ định vào cơ cấu xét xử những người mà tính độc lập của họ không bị nghi ngờ, không có mối liên kết với bất kỳ chính phủ nào, không nhận chỉ thị từ chính phủ nào.

Họ phải là những người thông thạo công pháp quốc tế, phải có chứng chỉ theo yêu cầu của quốc gia có liên quan để được bổ nhiệm vào cơ cấu xét xử hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Hiệp định này còn quy định thành viên của cơ cấu xét xử phải thông thạo luật đầu tư quốc tế, luật thương mại quốc tế và thông thạo việc giải quyết những tranh chấp xẩy ra theo những hiệp định về đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế.

EU và Việt Nam cũng có thể đề nghị chỉ định những thành viên của cơ cấu xét xử là công dân của nước thứ ba thay vì công dân nước mình nếu người là công dân nước mình không có đủ tư cách làm ứng viên.

Do đó , hiệp định EU – Việt Nam, cùng với thủ tục chỉ định thành viên cơ cấu xét xử là sự bảo đảm cho những quyết định hợp lý, hợp pháp sẽ được đưa ra bởi những thành viên của cơ cấu xét xử có chất lượng cao, công minh và độc lập.

Nếu tranh chấp nào đó đòi hỏi sự hiểu biết đặc biệt về kỹ thuật thì hiệp định này yêu cầu chỉ định một hoặc một số chuyên gia tham gia cơ cấu xét xử. Tất cả những thành viên của cơ cấu xét xử phải tuân thủ những qui tắc hành nghề bắt buộc kèm theo hiệp định này.

Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính công minh của thành viên cơ cấu xét xử, vấn đề có thể được yêu cầu xem xét lại và được quyết định bởi chủ tịch của cơ cấu xét xử là công dân của nước thứ ba.

Hiệp định này cũng có qui định dùng làm cơ sở cho sự kháng kiện và trong trường hợp đó, phán quyết cuối cùng bắt buộc phải thi hành và pháp luật trong nước không thể đặt vấn đề đối với giá trị pháp lý của quyết định đó. Điều này là một ưu thế quan trọng của các nhà đầu tư EU ở nước ngoài.

Việt nam sẽ có một thời kỳ quá độ 5 năm để thể chế bắt buộc được tăng cường này có hiệu lực vì hiện nay Việt Nam đang xem xét lại pháp luật trong nước về lĩnh vực này.

Sự minh bạch của quá trình xét xử

Những công việc trước khi xét xử được hoàn toàn công khai và bên thứ ba có liên quan được phép trình bày ý kiến trước hội đồng.

Hiệp định này kết hợp những qui định của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc về sự minh bạch ( UNCITRAL ), được áp dụng cho toàn bộ quá trình xét xử.

Điều 4 của UNCITRAL cho phép những người thứ ba có liên quan trình bày ý kiến trước hội đồng xét xử trong khi xét xử.

Do đó, những người thứ ba có thể can thiệp vào quá trình xét xử ngay cả trong trường hợp họ không được công nhận là một bên của vụ tranh chấp.

Những qui định của UNCITRAL sẽ được áp dụng cho toàn bộ quá trình xét xử theo hiệp định EU – Việt Nam ngay từ lúc đầu của quá trình  xét xử và trước khi kháng án.

Qui định về việc khiếu nại sự lạm dụng

Khi cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư bảo đảm rằng quyền của nhà đầu tư EU và Việt Nam sẽ được tôn trọng, cơ chế ấy cũng bảo vệ EU và Việt Nam chống lại sự lạm dụng thể chế này.

Nguyên tắc thủ tục phí thấp

Nguyên tắc này được áp dụng đối với thủ tục phí.

PV