Doanh nghiệp cần tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Đinh Dương – Quyền Trịnh

Chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia vào các chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Nền kinh Việt Nam trong tương lai phụ thuộc một phần rất lớn ở khả năng tăng cường mối liên kết vào chuỗi giá trị toàn cầu và tối đa hóa lan tỏa vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là một phần quan trọng của quá trình này.

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USS) vừa công bố, số lượng chiếm đến 98%, đóng góp 45% GDP cho nền kinh tế, xong chỉ có 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam liên kết với các chuỗi cung ứng nước ngoài.

Tỉ lệ này thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia từ 10-25%. Trong đó, năm 2018, các doanh nghiệp của Việt Nam đã đánh rơi 58 tỉ USD vì ít chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo bà Trương Thị Chí Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là không đáp ứng được giá theo yêu cầu do chi phí đầu vào cao, sản xuất chưa tinh gọn.

Họ cũng không đáp ứng được đơn hàng theo yêu cầu, thiếu tiêu chuẩn quản lý phù hợp cũng như thiếu kênh phân phối và năng lực thương mại hạn chế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải cải thiện để tăng tính cạnh tranh toàn cầu như đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và theo lĩnh vực, tăng cường năng lực thương mại, quản trị, kết nối.

Đồng thời, tìm kiếm các cơ hội từ thị trường toàn cầu và các cơ hội từ thị trường trong nước trong các lĩnh vực như ô tô, điện tử, hàng không…

Mặt khác, bà Bình đã khuyến nghị phát triển chuỗi giá trị với sự nghiên cứu lựa chọn sản phẩm dự kiến cung ứng trong nước phù hợp với năng lực cạnh tranh của Việt Nam, dung lượng thị trường lớn, có tiềm năng và có sự cam kết với định hướng của các công ty đầu chuỗi cung ứng.