Đại dịch virus corona ảnh hưởng đến quy trình làm việc của các nhà lãnh đạo G7

Minh Nguyệt

Những ngày này, ngay cả các nhà lãnh đạo của các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cũng phải tiến hành kinh doanh thông qua hội nghị truyền hình.

Các nhà lãnh đạo G7 đã gặp nhau qua video hôm thứ Hai để thảo luận về đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Trong một bức ảnh được đăng lên Twitter của nhà báo Alvin Lum , Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ý Giuseppe Conte được nhìn thấy trên video call.

Theo CNN, chủ đề của cuộc gọi là làm thế nào các quốc gia G7 có thể phối hợp với nhau để đối phó với virus trong bối cảnh căng thẳng nảy sinh giữa các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ về hạn chế đi lại và phát triển vaccine.

“Bằng cách hành động cùng nhau, chúng tôi sẽ hợp tác để giải quyết các rủi ro về sức khỏe và kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra và tạo tiền đề cho sự phục hồi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững và thịnh vượng”, nhóm các nhà lãnh đạo nói trong một tuyên bố chung sau cuộc họp vào thứ Hai.

Trong bức ảnh từ cuộc họp ảo, Thủ tướng Trudeau được nhìn thấy đang ngồi trong một văn phòng tại nhà ở Ottawa, Canada. Ông điều hành đất nước từ “phòng 22 Rideau Cottage, một ngôi nhà 150 tuổi gần trung tâm thành phố Ottawa,” theo Reuters .

Thủ tướng Canada đã tự cô lập ở đó kể từ khi vợ của ông, bà Sophie Trudeau, được công bố vào tuần trước dương tính với COVID-19. Thủ tướng Trudeau cho biết ông cảm thấy ổn và không có triệu chứng của virus corona mới.

Hội nghị trực tuyến của các nhà lãnh đạo G7 cho thấy một dấu hiệu các sự kiện và cuộc họp lớn sẽ được tiến hành như thế nào trong những tuần và tháng tới khi các công ty và trường học đóng cửa và đang cố gắng chuyển mọi hoạt động sang trực tuyến.

Các động thái này là một phần của một thực hành được gọi là cách ly xã hội, đang được các quan chức y tế thế giới khuyến khích như một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của virus. Ý , Tây Ban Nha và Pháp, những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã bắt buộc chính sách này, cho phép mọi người rời khỏi nhà chỉ trong những trường hợp đặc biệt.

Các tiểu bang và thành phố trên khắp Hoa Kỳ đã tuyên bố đóng cửa tạm thời các quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng và đã giới hạn quy mô của các sự kiện như là một phần trong khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật . Cũng trong ngày thứ Hai, Nhà Trắng khuyến nghị người Mỹ hạn chế tụ tập 10 người hoặc ít hơn .