Covid-19: Cơ hội nào cho thương mại điện tử Việt Nam

Văn Trần

Ông Nguyễn Thái Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Việt Nam Life Group

Đại dịch Covid 19 kéo dài khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và đứt gẫy các chuỗi cung ứng. Những ảnh hưởng của Covid 19 không dừng lại ở đó mà còn thay đổi văn hoá người dùng, ngay cả khi cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới” chuỗi cung ứng, tiêu thụ cũng khó xác lập lại theo mô hình truyền thống. Nhưng đây lại được coi là cơ hội cho ngành thương mại điện tử Việt Nam bùng nổ trong thời gian tới.

CƠ HỘI LỚN…

Theo thống kê, từ khi làm sóng covid 19 lần thứ 4 bùng phát, người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi hành vi mua sắm, có tới gần 50% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm qua hình thức online, hơn 50% người mua sử dụng ví điện tử và thanh toán mua hàng qua mạng.

Đây được xem là cú huých, cơ hội đưa thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cũng đánh giá Thương mại điện tử là yếu tố quyết định tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp khi mà các chuỗi cung ứng truyền thống bị đứt gẫy.

Câu chuyện của Nông sản Việt đồng loạt xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử là minh chứng rõ nhất cho xu hướng dịch chuyển phân phối sang các kênh online. Đơn cử như hơn 9.000 tấn vải thiều Lục Ngạn đến tay người dân cả nước thông qua thương mại điện tử; trung bình 3 đến 5 tấn hành tím Vĩnh Châu cũng được chốt đơn thành công trên sàn TMĐT Voso.nv; khoảng 20 – 30% các đặc sản của Hà Giang được tiêu thụ online…

Theo Ông Nguyễn Thái Bình, CTHĐQT kiêm TGĐ Việt Nam Life Group: sự sôi động của các sàn thương mại điện tử bắt nguồn từ thói quen, hành vi mua sắm của người dùng buộc phải thay đổi hoàn toàn trong mùa dịch Covid-19, hơn nữa hiện 70% dân số Việt Nam đã tiếp cận mạng Internet góp phần thúc đẩy các xu hướng mua sắm mới và là một xu thế tất yếu trong hoạt động thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Dựa trên các kết quả khảo sát cho thấy triển vọng tiêu dùng sau đại dịch cho ngành thương mại điện tử tại Việt Nam là rất lớn, bởi ước tính sẽ có khoảng 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021, 5 không gian trực tuyến là mạng xã hội, nhắn tin, xem video, thương mại điện tử và gửi gmail đang chiếm thời gian chính của người tiêu dùng Việt, đặc biệt là người trẻ và thu nhập trung bình trở lên.

Các chuyên gia cũng dự báo Việt Nam sẽ là thị trường tăng trưởng nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hoá thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính năm 2021; mua sắm trực tuyến sẽ đạt 600 USD/ người/năm

…NHƯNG CŨNG NHIỀU THÁCH THỨC

Với rất nhiều cơ hội và tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng nhưng ngành thương mại điện tử vẫn đối diện với nhiều thách thức như Hàng Việt bị lép vế, lừa đảo và hệ thống thanh toán; rủi ro người dùng; logistics và chuỗi cung ứng; công nghệ; hành lang pháp lý..

Khảo sát thống kê các sàn thương mại điện tử cho thấy chưa tới 20% nhóm các mặt hàng được tìm mua trên sàn thương mại điện tử là hàng Việt Nam.

Cũng giống như thương mại bán lẻ trực tiếp Việt Nam đang bị chi phối bởi nước ngoài. Không thể phủ nhận rằng rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt trăn trở để giữ thị phần, nâng sức cạnh tranh nhưng sự ra đi của một loạt trang mua sắm trực tuyến cũng nói lên phần nào những thách thức của cả các doanh nghiệp sản xuất và sàn nội địa.

Rào cản về công nghệ hay chưa kịp thời thay đổi theo hành vi của người tiêu dùng khiến trải nghiệm cho người dùng chưa thực sự tối ưu.

Hơn nữa một vấn nạn rất lớn kìm hãm sự phát triển của thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến thường dễ bị mắc vào lừa đảo. nên niềm tin người dùng online bị xói mòm khi không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trên lĩnh vực này và bị kẻ xấu lợi dụng chiến đoạt tài sản; mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng; sập bẫy bởi các trang website giả mạo…

Cũng theo Ông Nguyễn Thái Bình, CTHĐQT kiêm TGĐ Việt Nam Life Group nếu giải quyết được triệt để vấn đề bảo mật an toàn thông tin, giữ được lòng tin của người tiêu dùng cũng như giảm tỷ lệ COD (giao hàng nhận tiền), chuyển dịch sang thanh toán online thì TMĐT Việt Nam sẽ có nhiều cơ địa, cơ hội hơn nữa trong tương lai.

Theo thống kê có tới 80% người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán đơn hàng bằng tiền mặt, điều này gây rủi ro cho các giao dịch và cả nhân viên giao vận.

Đồng thời những hạn chế về logictics cũng như chuỗi cung ứng vốn đã tồn tại trong các hoạt động kinh doanh nên cần xem xét giải quyết nhanh để ngành TMĐT tại Việt Nam phát triển bền vững.

Xu hướng tiêu dùng mới thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam, tạo cơ hội chưa từng có cho các thương hiệu, ngành hàng, nhưng điều quan trọng là tháo những điểm “nghẽn” để phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Hơn bao giờ hết kinh tế số cần sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, điều chỉnh định hướng kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước để đón sóng Thương mại điện tử./.