Các nhà khoa học Đức tìm thấy sâu bướm 44 triệu năm tuổi

Quỳnh Chi

Các nhà khoa học cho biết đây là lần đầu tiên hóa thạch từ một loài bướm lớn được phát hiện bên trong một khối hổ phách cổ đại. Họ mô tả đây như là một phát hiện “đặc biệt”.

Theo DW, các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện ra một con sâu bướm 44 triệu năm tuổi, theo một bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm thứ Tư.

Theo các nhà nghiên cứu đến từ Collection of Zoology, bang Bavaria, Munich, loài sinh vật này là loài sâu bướm đầu tiên thuộc loài này được phát hiện trong khối hổ phách Baltic.

Ấu trùng dài 5 mm (0,2 inch) được đặt tên là Eogeometer vadens thuộc họ bướm Geometridae, bao gồm khoảng 23.000 loài khác nhau.

Các nhà khoa học cho biết con sâu bướm nhỏ này có khả năng bị mắc kẹt trong một giọt nhựa cây và cuối cùng bị đông cứng lại thành hổ phách, đã giúp bảo tồn cấu trúc độc đáo của loài sâu này suốt hàng triệu năm qua.

“Con sâu bướm được tìm thấy trong khối hổ phách là loài rất hiếm, và đây là hóa thạch bướm lớn đầu tiên được tìm thấy trong hổ phách Baltic”, đồng tác giả nghiên cứu Axel Hausmann cho biết. “Có thể là do hoạt động về đêm của hầu hết các loại sâu bướm”, ông nói thêm, nhựa có khả năng đóng băng chất lỏng hơn trong điều kiện ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc nhiệt độ ban ngày ấm hơn.

Không giống như hầu hết các loài bướm khác, sâu bướm Geometridae chỉ có hai hoặc ba đôi chân thay vì năm cặp thông thường. Chúng di chuyển về phía trước với một dáng đi khác thường.

Các nhà nghiên cứu cho biết hóa thạch này sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về các quá trình tiến hóa trong thời kỳ Eocene (khoảng 34-56 triệu năm trước).