Các chuỗi cà phê đã sẵn sàng cho cuộc chiến thị phần

Nguyên Hoàng

Các chuỗi cà phê lớn của Việt Nam đang nhắm đến khách hàng mới bằng cách áp dụng mô hình kinh doanh take away, theo Retail news

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Highlands Coffee là chuỗi cà phê lớn nhất trong số các chuỗi cà phê địa phương của Việt Nam, thuộc sở hữu đa số của Jollibee Food, đã bán sản phẩm trong các cabin được đặt ở ven đường từ 7h – 9h sáng khi giao thông đông đúc nhất.

Theo nhân viên của Highland, công ty sẽ xây dựng thêm xe đẩy vỉa hè để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đi trên đường, hầu hết là người lái xe máy. Thay vì đi vào các quán cà phê, giờ đây khách hàng có thể dừng lại bên lề đường và lấy một ly cà phê để đem đi.

Các thương hiệu cà phê lớn khác như Passio và Vinacafe, đã đặt các cabin cà phê sáng ở một số phố đông đúc vài tháng trước. Vì mô hình mới dễ vận hành và chi phí đầu tư thấp, các chuỗi cà phê Việt Nam đã có thể hạ giá để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Nhắm đến các khách hàng thu nhập thấp và trung bình, công ty cà phê Trung Nguyên mới đây đã ra mắt thương hiệu cà phê quy mô nhỏ mang tên E-Coffee. Theo bà Võ Thị Hà, giám đốc truyền thông của Tập đoàn Trung Nguyên, mô hình cà phê takeaway chi phí đầu tư chỉ bằng khoảng một phần tám của một khoản đầu tư cửa hàng bình thường.

Khi các phân khúc trung và cao cấp ngày càng bão hòa, các nhóm khách hàng thu nhập thấp và giá cả phải chăng ngày càng được coi là những công cụ tạo doanh thu tiềm năng. Phân khúc khách hàng này lớn và dễ phục vụ, do đó có thể tạo ra lợi nhuận lớn vì chi phí đầu tư thấp, miễn là doanh nghiệp tìm được mô hình phù hợp, một chuyên gia tiếp thị tại thành phố Hồ Chí Minh nói với VnExpress.

Tuy nhiên, giám đốc Coffee Bike, Đỗ Quốc Anh, mô tả mô hình kinh doanh cà phê xe đẩy đường phố hiện nay là không chuyên nghiệp và không bền vững. Nếu không được phát triển đúng cách và cẩn thận, nó sẽ chết theo xu hướng