Blockchain hứa hẹn đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguyễn Trang

Công nghệ này có thể cải thiện tốc độ, an ninh ở các biên giới quốc tế

Theo Sciencedaily, công nghệ blockchain có tiềm năng biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và cải thiện cả về tốc độ lẫn an ninh trong việc xử lý luồng hàng hóa ở biên giới quốc tế. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn còn những câu hỏi lớn về cách biến đổi sẽ diễn ra như thế nào

“Đó là một công nghệ mới nổi. Nó đang phát triển”, Weidong “Larry” Shi, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Houston và, với các kỹ sư của Đại học A & M Texas, Yanling Chang và Eleftherios Iakovou, đồng tác giả của một bài báo viết về chủ đề này cho biết.

Bài báo, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Sản xuất Quốc tế, tìm hiểu sự đột phá tiềm năng và đầy hứa hẹn của công nghệ blockchain để bảo đảm dòng chảy hàng hóa quốc tế được tốt hơn và xác định khoảng cách giữa ngành tư nhân và các cơ quan chính phủ phải được giải quyết.

Công trình này được Viện Biên giới, Thương mại và Nhập cư tài trợ, một Trung tâm Xuất sắc của Bộ An ninh Nội địa do Đại học Houston đứng đầu.

Shi cho biết việc áp dụng blockchain để theo dõi sự chuyển động của hàng hóa trên toàn cầu có thể mang lại lợi ích cho cả ngành và các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hàng hóa vào Hoa Kỳ.

“Nó có thể di chuyển hàng hóa qua hải quan nhanh hơn và cho phép hải quan tập trung nguồn lực vào nhóm hàng hóa thiểu số cần được xem xét kỹ lưỡng hơn”, ông nói.

Trong bài báo, các nhà nghiên cứu tập trung vào sáu “điểm đau” (hay nói cách là là nhu cầu thực sự) của chuỗi cung ứng – truy xuất nguồn gốc, giải quyết tranh chấp, tính toàn vẹn và an ninh hàng hóa, số hóa chuỗi cung ứng, tuân thủ, quản lý niềm tin và các bên liên quan – và những thách thức chính đối với việc áp dụng rộng rãi.

“Việc áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain trong thị trường SC (chuỗi cung ứng) toàn cầu vẫn còn ở giai đoạn sơ khai”, họ viết. “Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng trung bình, có thể mất khoảng sáu năm để áp dụng rộng rãi blockchain.”

Trong số các thách thức, các quyết định về việc nên sử dụng công nghệ blockchain nào – ông dự đoán sẽ được xác định theo từng ngành – và nhu cầu về các tiêu chuẩn chung và luật pháp, quy định hiện hành, ông Shi cho biết

Việc áp dụng rộng rãi cũng sẽ đòi hỏi các công ty chia sẻ một số dữ liệu với cả chính phủ của các quốc gia mà hàng hóa đi qua, cũng như với các đối thủ cạnh tranh.

Nhưng những lợi thế rất đáng kể, từ việc cải thiện khả năng xác minh hàng hóa đến từ đâu và hàng hóa đến người dùng cuối theo lộ trình nào để giải quyết mối lo ngại về các hàng giả.

Blockchain sẽ giúp giảm tình trạng gian lận, ông Shi nói. “Dữ liệu này không thể thay đổi được. Mọi người (dọc theo chuỗi cung ứng) đều có một bản sao. Bạn có thể thêm thông tin, nhưng bạn không thể thay đổi nó.”

Bất chấp những thách thức, thái độ đang thay đổi nhanh chóng.

“Ba năm trước, mọi người không biết blockchain là gì. Họ nghĩ rằng đó là bitcoin. Bây giờ họ hiểu rằng đó là một công nghệ” Ông Shi nói.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc với ngành cung ứng và chính phủ liên bang, và họ nhận thấy có sự quan tâm cao trong ngành, bao gồm một vài dự án thí điểm sử dụng công nghệ blockchain.

Nhưng bất kỳ giải pháp nào, phải kết hợp các nhu cầu và nhiệm vụ của cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới để đảm bảo đáp ứng mục tiêu thông quan của hầu hết các hàng hóa trước khi vào cảng.

“Đó là một cách tốt hơn để chia sẻ dữ liệu, và một bức tranh tốt hơn về những gì đang diễn ra.”