Biến đổi khí hậu đe dọa hoa anh đào, sushi và rượu sake

Nguyễn Trang (Theo Nikkei)

Hoa anh đào nở sớm cảnh báo Nhật Bản cần các biện pháp xanh

Trong khi Nhật Bản nổi tiếng trong việc bảo tồn các phong tục cổ xưa, biến đổi khí hậu đang đe dọa một số di sản văn hóa của nước này. Bất chấp những cơn mưa tuyết gần đây ở Tokyo, việc ngắm hoa anh đào, hay hanami, một truyền thống kéo dài hàng thế kỷ của Nhật Bản là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tác động của nhiệt độ ấm lên.

Ngày 14/3, khai trương lễ hội ngắm hoa ở Tokyo, sớm hơn mười hai ngày so với thông thường. Kyoto đang ghi nhận hoa anh đào nở vào những ngày chưa từng có trong vòng 1.200 năm qua.

Hoa nở vào thời điểm này có thể làm hỏng kế hoạch du lịch của khách du lịch và cũng có thể tác động đến kinh tế của cộng đồng địa phương, nơi tổ chức lễ hội hoa anh đào.

Có nhiều ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu đối với văn hóa Nhật Bản. Đại dương nóng lên đang phá vỡ hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến sushi. Sản xuất nori, rong biển được sử dụng trong các món sushi đã giảm hơn một phần ba kể từ năm 2001. Nguồn cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, loài cá gần như bị xóa sổ do đánh bắt quá mức, cũng đang tìm đến những nơi có nhiệt độ lạnh hơn gần các cực.

Các thế hệ tương lai có thể chỉ nhìn thấy một ngọn núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trong các bức ảnh hoặc tranh Hokusai.

Vào năm 2019, tuyết rơi đầu mùa ở ngọn núi này muộn hơn ba tuần so với mức trung bình và thậm chí đường băng tuyết sẽ lùi xa hơn khi lớp băng vĩnh cửu của Fuji-San hiện cao hơn ngọn núi vài trăm mét so với những năm 1970.

Ngoài ra, nhiệt độ ấm hơn làm nhạt màu lá phong Nhật Bản và ảnh hưởng đến sự phát triển của loại gạo đặc biệt được sử dụng để làm rượu sake.

Điều gì có thể phân biệt văn hóa bị ảnh hưởng do biến đổi khí với các loại thay đổi khác, ngoài việc thiếu sự lựa chọn và đến tương đối chậm, là tính lâu dài. Ngay cả khi tất cả việc sản xuất ra carbon dioxide trên toàn cầu bị dừng lại vào ngày mai, nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng do tích lỹ khí thải.

Do đó, sự thay đổi do tình trạng nóng lên gây ra, ngay cả khi khó thấy hơn, sẽ trở thành một điều bình thường mới trong nhiều thế hệ và thế kỷ tới.

Bất chấp hoàn cảnh này, công chúng Nhật Bản, nhìn chung, phần lớn vẫn tỏ ra không hay biết hoặc thờ ơ với vai trò của chính họ trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Một cuộc khảo sát của Ipsos vào tháng 12/2019 đã hỏi người dân ở 28 quốc gia về việc điều chỉnh lối sống do những lo ngại về biến đổi khí hậu. Nhật Bản là một ngoại lệ rõ ràng, với chỉ 31% nói rằng họ đã hành động. Ở các quốc gia khác, từ Trung Quốc đến Saudi Arabia, hơn một nửa đưa ra câu trả lời khẳng định.

Điều này đang xảy ra khi các nhà khoa học cảnh báo về biến đổi khí hậu trở nên khủng khiếp hơn bao giờ hết và sau khi các chính phủ các quốc gia tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP25 không thực hiện được các cam kết cần thiết để thực sự giảm dấu chân carbon.

Vậy Nhật Bản và các nước phát triển khác có thể làm gì? Họ có thể bắt đầu bằng cách thu hút sự chú ý của giới truyền thông và công chúng, tập trung vào các sự kiện lớn liên quan đến biến đổi khí hậu, chẳng hạn như đợt nắng nóng năm 2019 khiến 57 người chết và 18.000 ca nhập viện; cơn bão kỷ lục vào tháng 10 năm ngoái; và dự đoán nhiệt độ trong thời gian diễn ra Thế vận hội đã khiến các nhà tổ chức chuyển cuộc đua marathon đến thành phố Sapporo, cách 830 km về phía bắc.

Thông tin về mất văn hóa, có thể truyền cảm hứng để hành động, vẫn còn hạn chế, nhưng các ví dụ như đánh giá của Hội đồng môi trường trung ương về tác động của biến đổi khí hậu, trong đó đề cập đến văn hóa và lịch sử, và báo cáo của Quỹ Động vật hoang dã thế giới năm 2008 có tiêu đề “Biến đổi khí hậu: Nhật Bản hôm nay và ngày mai. ”

Ở cấp độ của chính phủ và doanh nghiệp, hành động phải sâu sắc hơn bất cứ điều gì được đề xuất, bao gồm sự gia tăng mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, vì 87% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chính phủ nước này tiếp tục xuất khẩu công nghệ sản xuất điện than sang các nước láng giềng châu Á.

Cũng cần phải có một sự thay đổi hơn nữa đối với cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn, tạo ra ít hoặc không có chất thải sử dụng nhiều carbon.

Đối với các cá nhân muốn hành động, các bước như đánh thuế túi nhựa hoặc tái chế chai đựng ít ảnh hưởng hơn so với tưởng tượng của công chúng và sẽ không đơn độc trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Một nền tảng để thực hiện những điều chỉnh mang tính hệ thống và cá nhân này sẽ là sự gia tăng ý thức xã hội và hành động rộng rãi nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Mặc dù các biểu tượng văn hóa của Nhật Bản sẽ không biến mất hoàn toàn, nhưng sự thay đổi dần dần của chúng có thể làm mất đi sự tinh tế hơn với xã hội.