Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Nguyên Hoàng

Thiếu tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phảm sẻ dụng công nghệ cao, Bộ Công An phát biểu tại Hội thảo

Với việc từng có 87 triệu tài khoản Facebook bị chia sẻ trái phép và 50 triệu tài khoản khác bị chiếm đoạt trong năm 2018 có thể cho thấy yêu cầu về bảo vệ thông tin dữ liệu người dùng trước nguy cơ bị đánh cắp trong thời đại số là hết sức cần thiết.

Mới đây, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An đã tổ chức buổi hội thảo “Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng và kinh nghiệm xây dựng pháp luật đối với Việt Nam” với mục tiêu trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đa chiều về xây dựng chính sách quản lý dữ liệu người dùng phù hợp với quốc tế.

Đến thời điểm này đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Pháp hay Đức. Và mới đây nhất ngày 25/5/2018, Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực tại Liên minh Châu Âu với 28 nước thành viên.

Một nội dung quan trọng mà các quốc gia quan tâm chính là việc công nhận dữ liệu cá nhân là tài sản của công dân, công dân có quyền kiểm soát dữ liệu mình khi khai báo, các tổ chức và doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin này.

Mức phạt mà Nghị viện Châu Âu đưa ra đối với doanh nghiệp vi phạm là rất lớn, lên đến 20 triệu Euro hoặc 4% doanh thu toàn cầu.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia và có ngành công nghiệp thông tin có thứ hạng cao trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên nhận thức về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng còn hạn chế, thông tin tài chính được đăng tải công khai… trở thành nguồn dữ liệu cho các chương trình thu thập tự động.

Theo Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An Ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An, trong thời đại bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dữ liệu sẽ là mạch sống, trở thành nguồn tài nguyên vô tận, đặc biệt là dữ liệu cá nhân nhưng nếu không được bảo vệ đúng cách, nó sẽ gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Tình hình thực tế cho thấy Việt Nam cũng đặt ra sáu yêu cầu phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm Yêu cầu từ việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật trong nước.

Theo đó dữ liệu cá nhân là loại hình thông tin găn với quyền riêng tư, quyền bí mật cá nhân của mỗi người.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta về bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa hình thành, được chia nhỏ thành nhiều khía cạnh. Các vấn đề cần điều chỉnh thì chưa tới, trong khi một số quy định hiện có lại chưa có hiệu lực thi hành trên thực tế.

Yêu cầu thứ hai xuất từ sự phát triển kinh tế số và két quả ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống xã hội.

Như đã nói, dữ liệu cá nhân là đầu vào và giá trị vô tận cho nền kinh tế số. Hoạt động thu thập thông tin cá nhân của một số công ty công nghệ đã làm dấy lên nguy cơ tạo ra một cỗ máy với trí thông minh nhân tạo.

Điều này đặt ra các bài toán về quản lý nhà nước về mặt chiến lược và pháp luật sao cho thông tin cá nhân được sử dụng đúng mục đích, phục vụ đắc lực cho xã hội.

Đối với yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Đáng lo nhất là mức độ phổ biến của dữ liệu cá nhân tương đồng với hậu quả mà dữ liệu cá nhân không được bảo vệ tương xứng.

Ngoài ra còn có yêu cầu phù hợp thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Và đặc biệt là yêu cầu cấp bách của việc triển khai Chính phủ điện tử và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Yêu cầu nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cuối cùng là yêu cầu nâng cao nhân thức của nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tình hình trên đã đặt ra một số yêu cầu đối với việc hoàn thiện cơ chế bả vệ dữ liệu cá nhân. Những quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm tiếp tục ghi nhận quyền bí mật đời tư, bí mật dữ liệu cá nhân, đồng thời sớm xây dựng và ban hành quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.