Ba lý do các nhà bán lẻ cần nắm bắt quan hệ đối tác

Lan Hạ (Theo Insider Retail)

Đương nhiên, các nhà bán lẻ vật lý bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng ngay cả những lĩnh vực trực tuyến đang bùng nổ cũng đã bị ảnh hưởng về cách sắp xếp lại các doanh nghiệp để theo kịp nhu cầu và mối quan tâm của người tiêu dùng.

Trong giai đoạn thay đổi nhanh chóng này, nhiều ngân sách tiếp thị đã bị cắt giảm và các nhà bán lẻ đang tìm kiếm những cách thức mới để thúc đẩy doanh thu và tăng trưởng, ít rủi ro, đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ trên toàn cầu tăng cường các chương trình hợp tác.

Quan hệ đối tác xảy ra khi các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp hoặc cá nhân khác đã có mối quan hệ đáng tin cậy với người tiêu dùng. Cho dù đó là một thương hiệu để hợp tác thương hiệu, một chương trình liên kết, một đối tác có ảnh hưởng xã hội hay thậm chí là một đối tác từ thiện, các nhà bán lẻ có thể tận dụng thương hiệu hiện có và tiếp cận một nhóm người tiêu dùng tích hợp mới.

Ví dụ, một thương hiệu thời trang trực tuyến có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng để thúc đẩy doanh số cho dòng sản phẩm thể thao mới của họ hoặc một nhà bán lẻ công nghệ có thể hợp tác với các blogger trong cộng đồng chơi game để sản xuất nội dung về tai nghe hoặc bàn phím mới nhất.

Đối với các nhà bán lẻ châu Á mong muốn tìm ra những cách mới để thúc đẩy tăng trưởng, đây là ba lý do hàng đầu để nắm lấy hoặc mở rộng các chương trình hợp tác vào năm 2020:

Tiếp cận đối tượng mở rộng

Đối với các thương hiệu gần đây đã chuyển sang mô hình trực tuyến 100% hoặc các nhà bán lẻ trực tuyến thuần túy đột nhiên có nhiều cạnh tranh hơn, giờ là lúc để tăng gấp đôi mối quan hệ với các đối tác giới thiệu để tận dụng khả năng tăng nhận thức về thương hiệu và sự tham gia của những người dành nhiều thời gian lên mạng mà họ có

Đây cũng là thời điểm tốt để sáng tạo vì người tiêu dùng cần thêm chút động lực để chi tiêu. Cân nhắc việc xây dựng mối quan hệ đối tác mới với ngành dọc có thể tích cực hơn, chẳng hạn như dịch vụ giải trí và phát trực tuyến, ứng dụng giao hàng, tập thể dục từ xa hoặc các sản phẩm sức khỏe để cung cấp chương trình giảm giá, phần thưởng cho khách hàng thân thiết.

Tối ưu hóa các khoản chi tiêu

Trong một thị trường giá xuống (bear market), ngân sách dành cho tiếp thị thậm chí còn được xem xét kỹ lưỡng hơn, điều đó có nghĩa là khả năng theo dõi tỷ lệ ROI là tối quan trọng.

Giờ là thời điểm tốt để tối ưu hóa chi tiêu cho các mối quan hệ trực tiếp, dựa trên hiệu suất. Nói một cách đơn giản, quan hệ đối tác mang tiền đến tận cửa.

Thương mại di động gia tăng

Trên thực tế, nghiên cứu mới từ Bain (kết hợp với Facebook) cho thấy 85% người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á báo cáo rằng họ đã thử một ứng dụng mới kể từ đầu năm nay.

Ứng dụng chiếm hơn 70% doanh số bán hàng trên thiết bị di động và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi gấp ba lần so với web di động, do đó, có rất nhiều tiềm năng cho các thương hiệu bán lẻ tìm kiếm đối tác giới thiệu dựa trên ứng dụng.