Gỡ khó cho truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp

Trần Toản – Hoàng Hoài

Dù mang lại nguồn lợi lớn, nhưng việc đưa các sản phẩm gỗ ra thị trường vẫn còn gặp nhiều rào cản, trong đó đáng ngại nhất là nhiều doanh nghiệp, cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ Mỹ nghệ tại Việt Nam không chứng minh được nguồn gốc gỗ thành phẩm. Việc quản lý chuỗi cung và truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp là yêu cầu bắt buộc và chỉ có thể được giải quyết bằng bài toán chuyển đổi số. Nhưng theo các chuyên gia, để thực hiện được điều này cần gỡ vướng thông tư 27 quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có trên 14,4 triệu ha đất rừng, trong đó có trên 4,2ha là đất rừng trồng. Đối với gỗ và các sản phẩm từ gỗ của nước ta đang được xuất khẩu ra 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc… đạt trên 10 tỷ USD/năm. Đây là cơ sở để Ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025.

Theo Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam để đạt được điều đó phải có nhiều giải pháp thực hiện như: cần phải mở rộng quy mô sản xuất, đây là một trong những điều kiện để có khả năng cung ứng nguồn hàng lớn cho thế giới; Phát triển chuỗi sản xuất lâm nghiệp; Các doanh nghiệp đổi mới về công nghệ nhằm nâng cao số lượng và đảm bảo chất lượng cũng như tạo ra giá trị gia tăng ở tất cả các khâu (từ thiết kế đến quá trình sản xuất) và quan trọng là chuyển đổi số để giải bài toán truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Có nghĩa mọi thông tin về nguồn gốc, tính hợp pháp nguyên liệu gỗ, tên nhà sản xuất,… phải được số hoá, điều này mới giúp các đơn vị xuất khẩu chứng minh nguồn gốc và giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu mọi thông tin của sản phẩm

Nhưng truy xuất nguồn gốc còn nhiều vướng mắc

Tuy nhiên, xuất phát từ việc diện tích đất nơi gỗ được khai thác còn thiếu các bằng chứng pháp lý xác định hộ bán gỗ có đầy đủ các quyền hợp pháp về đất đai cũng như thiếu bằng chứng pháp lý để xác định các giao dịch trong chuỗi là hợp pháp nên việc truy xuất đang gặp quá nhiều vướng mắc.

Theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Tổ chức Forest Trends: năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 27, quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản. Nhìn chung, thông tư này đi theo hướng đưa ra các quy định thông thoáng về chuỗi cung gỗ rừng trồng trong nước, bao gồm từ khâu khai thác tới khâu cuối cùng của chuỗi. Nhưng tính hợp pháp của gỗ rừng trồng trong chuỗi cung không chỉ ràng buộc bởi Thông tư 27 mà còn phụ thuộc vào khâu trung gian tham gia chuỗi cung thực hiện các nghĩa vụ pháp lý ra sao. Đặc biệt là các trách nhiệm về thuế được quy định trong các thông tư của Bộ Tài chính, đặc biệt là Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân với hộ kinh doanh. Có 2 tồn tại trong chuỗi cung rừng trồng hiện nay là xác minh tính hợp pháp của nguồn gỗ và xác minh tính hợp pháp của các giao dịch tại các khâu trung gian trong chuỗi.

Việc xác minh tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nhằm mục tiêu kiểm tra sự tuân thủ của các bên liên quan với các yêu cầu trong Thông tư 27 về nguồn gốc của gỗ rừng, xác minh hồ sơ chứng từ có  liên quan tới nguồn gốc gỗ trong các khâu của chuỗi cung ứng cho tới khâu cuối cùng.

Việc xác minh tính hợp pháp của các giao dịch trong các khâu trung gian của chuỗi có mục tiêu kiểm tra hoạt động sản xuất và thương mại của các bên tham gia chuỗi cung có tuân thủ các yêu cầu về nghĩa vụ tài chính phải thực hiện.

Nhưng truy xuất nguồn gốc còn nhiều vướng mắc
Tuy nhiên, xuất phát từ việc diện tích đất nơi gỗ được khai thác còn thiếu các bằng chứng pháp lý xác định hộ bán gỗ có đầy đủ các quyền hợp pháp về đất đai cũng như thiếu bằng chứng pháp lý để xác định các giao dịch trong chuỗi là hợp pháp nên việc truy xuất đang gặp quá nhiều vướng mắc.
Theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện nhóm nghiên cứu của các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Tổ chức Forest Trends: năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 27, quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản. Nhìn chung, thông tư này đi theo hướng đưa ra các quy định thông thoáng về chuỗi cung gỗ rừng trồng trong nước, bao gồm từ khâu khai thác tới khâu cuối cùng của chuỗi. Nhưng tính hợp pháp của gỗ rừng trồng trong chuỗi cung không chỉ ràng buộc bởi Thông tư 27 mà còn phụ thuộc vào khâu trung gian tham gia chuỗi cung thực hiện các nghĩa vụ pháp lý ra sao. Đặc biệt là các trách nhiệm về thuế được quy định trong các thông tư của Bộ Tài chính, đặc biệt là Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân với hộ kinh doanh. Có 2 tồn tại trong chuỗi cung rừng trồng hiện nay là xác minh tính hợp pháp của nguồn gỗ và xác minh tính hợp pháp của các giao dịch tại các khâu trung gian trong chuỗi.
Việc xác minh tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ nhằm mục tiêu kiểm tra sự tuân thủ của các bên liên quan với các yêu cầu trong Thông tư 27 về nguồn gốc của gỗ rừng, xác minh hồ sơ chứng từ có liên quan tới nguồn gốc gỗ trong các khâu của chuỗi cung ứng cho tới khâu cuối cùng.
Việc xác minh tính hợp pháp của các giao dịch trong các khâu trung gian của chuỗi có mục tiêu kiểm tra hoạt động sản xuất và thương mại của các bên tham gia chuỗi cung có tuân thủ các yêu cầu về nghĩa vụ tài chính phải thực hiện.

Kịp thời sửa đổi chính sách

Trước những vướng mắc đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang soạn thảo Thông tư mới thay thế cho Thông tư 27, nhằm tăng cường sự kiểm soát của chuỗi cung ứng, bao gồm gỗ rừng trồng. Mục tiêu của thông tư mới là tạo sự thông thoáng cho việc quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, bảo đảm hài hòa với các quy định của quốc tế.

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm nghiệp, Dự thảo mới sẽ có nhiều nội dung mới so với thông tư 27. Trong đó quy định về phân chia đối tượng rừng, khai thác theo 3 loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Thứ 2 là quy định về phân loại lâm sản để quản lý theo 2 loại gồm loại rủi ro gồm: lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, lâm sản nhập khẩu từ quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực… để quản lý chặt chẽ. Loại không rủi ro là những lâm sản nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực, lâm sản có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gỗ rừng trồng. Đối với loại lâm sản này sẽ có cơ chế tạo điều kiện thông thoáng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Thêm nữa là quy định cụ thể về việc đánh dấu mẫu vật và gắn nhãn lâm sản để truy xuất nguồn gốc lâm sản.

“Điểm mới nữa của Thông tư dự thảo so với Thông tư 27 mà chúng tôi thấy rất quan trọng là việc đảm bảo có sự phối kết hợp tốt giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ rừng, người dân, các doanh nghiệp chế biến gỗ.Từ đây sẽ xây dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhưng vẫn thực hiện tốt việc quản lý đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc gỗ và lâm sản trên phạm vi cả nước” Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp thông tin./.