Nam Á chứng kiến sự gia tăng của nạn săn trộm trong thời gian cách ly

Quỳnh Như (Theo DW)

Trong vài tháng qua, các quốc gia Nam Á đã thực hiện biện pháp cách ly ở các mức độ khác nhau để chống lại sự lây lan nhanh chóng của virus corona mới. Trong thời gian này, cơ quan lâm nghiệp ở Ấn Độ, Nepal và Pakistan ghi nhận sự gia tăng mạnh các vụ săn trộm.

Xu hướng này diễn ra sau những quan sát tương tự ở Châu Phi và Nam Mỹ, nơi nạn phá rừng và săn bắn động vật bất hợp pháp đã gia tăng kể từ khi áp dụng biện pháp cách ly do virus corona.

Trong khi nạn săn trộm và buôn bán động vật bất hợp pháp không phải là một hiện tượng mới, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe COVID-19 đã làm trầm trọng thêm vấn đề.

Ở Nam Á, Bangladesh vẫn là một ngoại lệ, là quốc gia duy nhất trong khu vực báo cáo sự suy giảm các vụ săn trộm.

Hoạt động sinh lời

Vào tháng Tư và tháng Năm, Pakistan và Nepal đã báo cáo sự gia tăng nạn săn trộm chim và các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ở Pakistan, 65 con sếu khuê tú đã được tìm thấy khi đang bị trói và đội mũ trùm đầu sau xe cứu thương lái tới Peshawar.

Các quan chức lâm nghiệp địa phương ở tỉnh Baluchistan cho biết nạn săn trộm chim đã tăng lên vì khu vực này là điểm nghỉ ngơi quan trọng của các loài chim di cư bay trở lại Siberia từ Ấn Độ.

Bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm hạn chế nạn săn bắn và buôn bán động vật bất hợp pháp, săn trộm vẫn là một hoạt động kinh doanh sinh lợi trong khu vực. Và khi các chính phủ tập trung vào việc thực thi các hạn chế tiếp xúc xã hội, tội phạm liên quan đến buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã lợi dụng tình hình và tăng cường hoạt động.

Hơn nữa, các chi phí kinh tế do áp dụng biện pháp cách ly cũng khiến một số người phải săn trộm để tự có nguồn hỗ trợ, các nhà quan sát cho biết.

Ở Nepal, sáu con hươu xạ được tìm thấy trong Công viên Quốc gia Sangarmatha, đây là một trong những trường hợp săn trộm tồi tệ nhất.

Tại Ấn Độ, các nhà chức trách đã ghi nhận sự gia tăng các vụ săn trộm ở nhiều nơi trên cả nước. Các vụ án liên quan đến việc săn bắn trái phép các loài chim và động vật hoang dã như báo, linh dương sa mạc và tê giác. Vào tháng Năm, một con tê giác một sừng lớn đã bị bắn hạ trong Công viên Quốc gia Kaziranga, ở phía đông bắc Ấn Độ.

Đôi khi, những kẻ săn trộm trả tiền cho các gia đình địa phương có hoàn cảnh khó khăn về tài chính để giúp đỡ họ. “Với những người mất việc, họ [những kẻ săn trộm] chắc chắn sẽ tận dụng lợi thế này”, Uttara Saikia, một nhân viên quản lý động vật hoang dã tại Kaziranga nói.

Săn trộm làm thức ăn

Các quan chức cũng tin rằng việc mất thu nhập của người dân trong thời gian cách ly cũng có thể góp phần vào sự gia tăng trong buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Giải quyết vấn đề là sự di cư ồ ạt từ thành thị đến nông thôn của những người mất việc ở thành phố.

Các chuyên gia cho biết những người này đang bị buộc phải dựa vào nạn săn trộm và các hoạt động buôn bán động vật bất hợp pháp khác để kiếm sống.

“Động vật có vú lớn có nguy cơ cao vì nạn săn trộm động vật để làm thức ăn đã gia tăng”, Latika Nath, tác giả và nhà bảo tồn động vật hoang dã, nói với DW.

Sự xâm lấn của con người vào môi trường sống hoang dã cũng được dự kiến sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe của mọi người.

“Có nguy cơ bệnh zoonotic lây lan qua những con vật này, đặc biệt là những con được sử dụng để lấy thịt. Con người càng can thiệp vào thiên nhiên, càng có nhiều nguy cơ lây lan bệnh”, ông Nath nói.