Toàn cảnh doanh nghiệp IT tại Việt Nam

Nguyễn Mạnh

Thương mại điện tử Việt Nam được nhiều chuyên gia đầu tư xem và một thị trường đầy hấp dẫn. Ảnh: Topdev

TopDev vừa công bố toàn cảnh các doanh nghiệp IT tại Việt Nam bao gồm các lĩnh vực: thương mại điện tử, logistics, SAAS, Cloud service, CRM, ERP, Fintech, Martech, Blockchain, AI.

Nhà tuyển dụng IT và Công nghệ Tech được xem là hàng đầu Việt Nam cho biết báo cáo này không đề cập nhiều đến các doanh nghiệp outsourcing hoặc các sản phẩm gia công.

Báo cáo tập trung nhiều vào các sản phẩm công nghệ phát triển và triển khai trực tiếp đến thị trường. Theo các báo cáo, xu hướng các công ty gia công (Outsourcing) đang dịch chuyển đầu tư thêm hướng làm sản phẩm (Product) diễn ra khá mạnh

Vẫn theo Topdev, các chuyên gia đến từ Solidiance dự đoán, đến năm 2020, thị trường Fintech Việt Nam sẽ đạt mức 7,8 tỷ USD.

Từ năm 2015, các startup về Fintech phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đây là tín hiệu tốt gây chú ý với cộng đồng cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biết là tại Hà Nội và TP.HCM.

Fintech là danh sách hiếm hoi có sự góp mặt các start- up tầm thế giới như Momo trong Top 100 fintech thế giới và ứng dụng số 1 thế giới về quản lý chi tiêu Money Lover.

Một vài công ty đã ứng dụng AI và data-sciene vào sản phẩm dịch vụ, đi vào cuộc sống thường ngày của rất nhiều người như FEcredit, Tima và Trusting Social.

Báo cáo của Topdev đánh giá, đây được xem là cứu cánh cho các giao dịch đòi hỏi sự minh bạch, điều khó có thể có trong thế giới internet xưa cũ, nơi dữ liệu và quyền hành tập trung ở một số tổ chức.

Với lực lượng kỹ sư hùng hậu, chịu khó học hỏi và sẵn sàng đón nhận cơ hội mới, Việt Nam được xem là một trong những blockchain hub mới nổi ở khu vực.

Đa số các sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp ứng dụng blockchain là hướng đến global, các doanh nghiệp với các hoạt động và sản phẩm nổi bật được Topdev liệt kê trong báo cáo được xem là đang nỗ lực đưa blockchain vào cuộc sống.

Theo các chuyên gia đến từ IBL ngành công nghiệp tài chính – thanh toán, Blockchain dự đoán sẽ đạt giá trị 20,3 tỷ USD vào năm 2030.

Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu của Topdev cho thấy có đến hơn 73% công ty công nghệ đang có ý định ứng dụng AI vào các sản phẩm của mình. Điều này cũng khiến cho nhu cầu về các kỹ sư AI hiện cũng đang ở mức báo động

Phần mềm dịch vụ (Software as a Service) cũng được dự đoán sẽ tạo được một xu thế mới trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo khảo sát của BetterCloud, đến năm 2020, sẽ có khoảng 73% doanh nghiệp sẽ chuyển sang dùng SaaS hoàn toàn trong thời gian.

SAAS hiện đang dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam thị trường này vẫn còn chưa được khai thác một cách tốt nhất, nó được xem là “đất dụng võ” cho các startup trong lĩnh vực này.

Việc sử dụng SAAS đã dễ dàng hơn rất nhiều so với thời điểm phần mềm truyền thống.

Trong bảng liệt kê của Topdev có cả doanh nghiệp hàng chục năm kinh nghiệm như Misa, và những startup non trẻ như Base, Cloudjet, Vexere…với tư duy làm sản phẩm hiện đại và ứng dụng công nghệ mới đang tiến những bước rất nhanh trong việc gia tăng thị phần Saas.

Trong khi đó, thị trường E-commerce tại Việt Nam chưa bao giờ sôi động hơn với những con số biết nói.

Topdev dẫn số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng chính vì vậy, Thương mại điện tử Việt Nam được nhiều chuyên gia đầu tư xem và một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Để triển khai một chiến dịch marketing hoặc bán hàng, luôn có những nền tảng giúp bạn tiếp cận người dùng cuối chưa bao giờ dễ dàng và tiện dụng như ngày nay chỉ với vài cú click chuột.

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển với tốc độ cao nhờ các công nghệ và tiện ích mà hệ sinh thái này mang lại.

Ngoài những doanh nghiệp được thể hiện trên ảnh trong bài viết, Topdev cũng liệt kê ra những cái tên cũng khá nổi trội trong thời gian gần đây: Ecomobi, iFind, Zody, Jamja, Accesstrade, Massoffer, Wisepass, Websosanh…

Với Patform, dùng để tương thích đồng bộ giữa người dùng với sự thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ trong xã hội, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả người tham gia.

Cung cấp một cơ cấu hạ tầng mở và có tính hỗ trợ cho những tương tác này và thiết lập các trạng thái điều hành chúng.

Để dễ hiểu hơn, theo Topdev, tạm chia nền tảng thành hai nhánh, nền tảng giao dịch (transaction platform) được sử dụng để tối ưu hóa giao dịch giữa những người dùng và người cung cấp dịch vụ (Uber, Grab, GO-JEK, Amazon, Ebay…), nền tảng sáng tạo đột phá (innovation platform) thực hiện nhiệm vụ là nền móng phát triển và hỗ trợ các nền mô hình kinh doanh và khởi tạo hệ sinh thái giữa các nền tảng thế hệ sau đó (Apple App Store, Google Play…).

Người dùng luôn nhận được rất nhiều tiện ích thuộc nhu cầu cơ bản hàng ngày như di chuyển, ăn ở, giáo dục, y tế, việc làm. Công nghệ di động và các thuật toán tối ưu(chi phí, thời gian, quãng đường) đang ngày càng đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống.

Có thể kể đến 5 nền tảng lớn nhất trên thế giới hiện nay là Microsoft, Oracle, Intel, SAP và Salesforce được định giá lên tới 911 tỉ đô la Mỹ; Trong khi đó các nền tảng tích hợp giữa giao dịch và sáng tạo như Apple, Google, Facebook, Amazon, Alibaba và XiaoMi có giá lên đến 2.000 tỉ đô la

Vẫn theo Topdev, thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn.

Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam.

Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, edtech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá.

Còn Outsourcing, báo cáo đánh giá là lĩnh vực có nguồn thu ổn định nhưng bản thân các doanh nghiệp luôn muốn chủ động đưa các sáng tạo và tiến bộ về công nghệ vào các sản phẩm do chính mình làm chủ.

Danh sách này được nhóm nghiên cứu ghi nhận từ những sản phẩm nổi bật và đã thực sự đạt được thành công khi đưa ra

Ngành IT tại Việt Nam được đánh giá là ngành mũi nhọn, một điểm đến lý tưởng cho những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Cộng với nhiều “tân binh” mới với nhiều tham vọng, các dự án công nghệ đang triển khai mạnh cũng đã khuấy đảo thị trường tuyển dụng IT khi nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia ngày càng tăng cao

Trái với các chiến dịch tuyển dụng rầm rộ của tân binh, các cựu binh lại thực hiện những bước đi mang tính chiến lược và tầm nhìn về lâu dài với các chiến dịch Employer Branding hướng đến đối tượng là các kỹ sư IT một cách bài bản và đúng với insigh của đối tượng này.

Các hoạt động này với mục tiêu khác hẳn với một chiến dịch tuyển dụng thông thường(đem về hồ sơ) là đem về nhận diện, top of mind, trust, transparency…để sau này khi có ý định thay đổi công việc, họ sẽ nghĩ đến công ty đó đầu tiên bởi những ấn tượng về văn hóa công ty cũng như những công nghệ mà công ty đó đang thực hiện.

Điểm nhấn tiếp theo trong báo cáo của Topdev là hoạt động của các tổ chức đi kèm các sự kiện ngày càng rầm rộ, góp phần cập nhật kiến thức vốn thay đổi rất nhanh trong ngành công nghệ hiện nay.

Đây không chỉ là những hội nghị thuần về kiến thức, mà nó còn là diễn đàn quy tụ hàng ngàn khán giả, doanh nghiệp, và chuyên gia cùng gặp gỡ để trao đổi những ý tưởng đổi mới và sáng tạo.