Kỳ VI: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA

Kỳ I: Mặt hàng nào được xóa bỏ thuế quan trong EVFTA

Kỳ II: Cá mè được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 3 năm

Kỳ III: Việt nam sẽ dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ sự hạn chế đối với việc sản xuất bia

Kỳ IV: Những điều khoản về ô tô, xe máy trong EVFTA

Kỳ V: Tóm tắt quy định của Hiệp định EVFTA

Kỳ VII: Hàng tái chế cũng được gắn mác

Kỳ VIII: Quy định về phương thức tích hợp

Kỳ IX: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Kỳ X: Sự minh bạch trong EVFTA

Kỳ XI: Biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm

Kỳ XII: Tầm quan trọng của việc thuận lợi hóa thương mại

Kỳ XIII: EU là thực thể đơn nhất

Kỳ XIV: Qui định kỹ thuật trong EVFTA

Kỳ XV: Giấy chứng nhận sức khỏe cây trồng cho xuất khẩu rau quả

Kỳ XVI: Hiệp định EVFTA quy định về kiểm tra và chi phí

Kỳ XVII: Quy định về chỉ dẫn địa lý trong EVFTA

Một ủy ban chuyên môn về hải quan sẽ được thành lập theo qui định của hiệp định này để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hai bên.

Ngoài ra, hiệp định này có một nghị định thư về việc trợ giúp hai bên trong vấn đề hải quan để việc trao đổi thông tin được tiến hành phù hợp với luật lệ hải quan và tránh những vi phạm về hải quan.

Quy tắc xuất xứ là công cụ gắn kết sản phẩm với một quốc gia. Đó cũng là công cụ chính sách để tăng cường hay hạn chế quan hệ thương mại với đối tác. Chứng nhận xuất xứ là căn cứ để một sản phẩm nào đó có được hưởng những ưu đãi ghi trong hiệp định hay không.

Theo quy định của hiệp định thương mại tự do, chỉ có những sản phẩm có xuất xứ từ các nước ký kết hiệp định mới được hưởng sự ưu đãi ghi trong hiệp định. Do đó quy tắc xuất xứ là vấn đề quan trọng hiệp định.

Những quy tắc này được ghi trong nghị định thư về qui tắc xuất xứ của hiệp định thương mại Việt nam – EU. Hàng hóa của EU xuất khẩu đến Việt Nam muốn được hưởng sự ưu đãi của hiệp định này phải đáp ứng những điều kiện sau đây :

– Hàng hóa phải có xuất xứ từ EU .

– Hàng hóa phải kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ .

– Hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu nhất định .

Quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại Việt Nam – EU cũng tương tự như quy tắc xuất xứ trong văn kiện về những ưu đãi phổ cập của EU (GSP) về những phương diện chủ yếu và cũng tương tự như hiệp định thương mại EU- Singapore.

Tuy nhiên quy tắc xuất xứ trong hiệp định này có một số hạn chế và linh hoạt phù hợp với tình hình cụ thể của EU và Việt Nam. Thí dụ quy định đối với đường, sữa, sản phẩm thép, máy móc, thiết bị điện và một số sản phẩm khác; đồng thời được đơn giản hóa để bảo đảm mức độ linh hoạt giống như qui tắc GSP, được áp dụng cho Việt Nam cũng như EU.

Những nguyên tắc chính :

– Nguyên tắc không được thay đổi. Nguyên tắc này có nghĩa là sản phẩm có thể đi qua nước thứ ba nhưng không được có bất kỳ sự thay đổi nào như : không được ghi thêm nhãn hiệu, ký hiệu, dấu hiệu hoặc tài liệu nào khác nhằm bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu. Trong trường hợp bên nhập khẩu nghi ngờ thì có thể yêu cầu có giấy chứng nhận là sản phẩm đã không có gì thay đổi. Điều này bảo đảm cho nhà đương cục của nước nhập khẩu không yêu cầu sự chứng minh đó một cách có hệ thống . Nó cũng tạo điều kiện dễ dàng cho những trung tâm thương mại lớn như Singapore .

– Chứng nhận và tự chứng nhận. Hiệp định thương mại Việt nam – EU dựa trên hệ thống tiêu chuẩn của EU có thể sử dụng cho các hiệp định khác. EU tán thành việc các nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ sản phẩm. Bất kỳ nhà xuất khẩu nào của EU cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ của sản phẩm đối với những lô hàng có trị giá không quá 6.000 Euro. Các nhà xuất khẩu của EU cũng có thể xuất khẩu hàng hóa bằng giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan hải quan cấp, được gọi là chứng chỉ

EURO 1 . Trong tương lai , EU có thể sử dụng Hệ thống các nhà xuất khẩu đã đăng ký ( REX ) . Các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ cần giấy chứng nhận xuất xứ của chính phủ, nhưng Việt Nam có thể đưa vào sử dụng phương thức tự chứng nhận khi Việt Nam sẵn sàng làm việc đó .

PV