5 thói quen tài chính cá nhân của các doanh nhân giàu có

Quỳnh Như (Theo Entrepreneur)

Mặc dù số dư tài khoản của bạn có thể không ấn tượng như Warren Buffet nhưng bạn vẫn có thể tiến gần hơn bằng cách áp dụng các thực tiễn này.

Gần như mọi doanh nhân đều muốn thấy doanh nghiệp của mình biến thành Airbnb hoặc Uber tiếp theo.

Trong khi một startup thành công phụ thuộc vào chiến dịch marketing tuyệt vời và cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ cần thiết thì đó không phải là điều cần thiết để tạo ra sự khác biệt lớn nhất về tài khoản ngân hàng của các doanh nhân giàu có nhất thế giới.

Trong thực tế, tích lũy và duy trì sự giàu có bắt nguồn từ thói quen tài chính cá nhân thông minh. Công ty khởi nghiệp của bạn không cần phải biến thành một doanh nghiệp tỷ đô để bạn đạt được mục tiêu giàu có của mình.

Bằng cách thực hiện các thói quen tài chính cá nhân tương tự như rất nhiều doanh nhân thành công nhất thường làm, bạn có thể cải thiện đáng kể tình hình tài chính của mình. Dưới đây là năm thói quen giúp bạn bắt đầu.

1. Tạo một danh sách các mục tiêu tiền bạc đầy động lực

Điều quan trọng không kém là phải có ngân sách, một tầm mà người giàu tự tạo ra sự khác biệt cho chính mình là có mục tiêu tiền bạc rõ ràng. Viết ra một danh sách các mục tiêu tài chính và xem xét chúng mỗi ngày sẽ cho bạn một hướng đi rõ ràng về các hành động bạn cần thực hiện để cải thiện sự giàu có của cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp bạn.

2. Lập một kế hoạch hành động cho chi tiêu và tiết kiệm

Không có kế hoạch chi tiêu và thói quen tiết kiệm là một trong những cạm bẫy lớn nhất khiến các doanh nhân và những người khác không đạt được mục tiêu giàu có.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã tìm đến Spencer Barclay, người sáng lập và là CEO của Savology, ông giải thích, “vấn đề bắt nguồn từ thực tế nhiều người trong chúng ta chỉ đơn giản là không theo dõi việc tiêu tiền ra sao, điều này có thể làm suy yếu các mục tiêu tài chính bạn đang hướng tới.

Ngân sách nghiêm túc có nghĩa là lập kế hoạch trước cách bạn sẽ chi tiêu và tiết kiệm tiền và sau đó theo dõi từng chi phí. Khi bạn nhận thức được thói quen chi tiêu của mình, việc kiểm soát tiền và tích góp được nhiều tiền hơn vào mục tiêu tiết kiệm của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

Với thông tin này trong tay, sau đó bạn có thể bắt đầu tìm cách cắt giảm chi phí. Có thể là chuyển sang một nhà cung cấp internet ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp, hoặc đơn giản là không ghé qua quán cà phê trên đường đi làm hàng ngày.

3. Đa dạng hóa rủi ro bằng cách tạo ra các dòng thu nhập mới

Theo cuốn sách của Tom Corley có tên “Thói quen giàu có: các thói quen hàng ngày của những người thành công”, 65% trong số các triệu phú tự lập có ít nhất ba nguồn thu nhập và 29% có năm nguồn thu nhập trở lên.

Tầm quan trọng của những con số này không chỉ là những cá nhân này đang kiếm tiền thông qua nhiều doanh nghiệp, cũng như thu nhập từ lãi ròng, cho thuê hoặc tăng vốn. Bằng cách thiết lập nhiều luồng thu nhập, những doanh nhân này đang đa dạng hóa và giảm rủi ro tài chính cá nhân của họ.

Ý tưởng này tương tự như tạo việc ra nhiều luồng doanh thu trong doanh nghiệp của bạn. Bằng cách bán hàng qua các kênh mới hoặc giới thiệu sản phẩm mới, bạn có thể tạo thêm các cơ hội tăng doanh số.

Ngay cả khi một kênh hoặc sản phẩm bắt đầu hoạt động kém, doanh nghiệp của bạn vẫn có lãi vì sự ổn định từ các nguồn thu nhập khác. Đa dạng hóa tài chính cá nhân của bạn có thể dẫn đến các kết quả tương tự.

4. Đầu tư để tạo thu nhập thụ động

Sau khi đã trả hết các chi phí cần thiết hàng tháng thì tiền thừa của bạn đi đâu? Đối với các chủ doanh nghiệp, tìm cách đầu tư lợi nhuận trở lại vào công ty là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Điều này cũng tương tự với tài chính cá nhân của bạn.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư khuyên bạn nên thực hiện chiến lược “mua và giữ” như một cách để tạo thu nhập thụ động theo thời gian.

Theo Investopedia, một nghiên cứu dài hạn về chiến lược này trong các năm từ 1926 đến 2010 đã nhận thấy lợi nhuận trung bình hàng năm là 12,1% đối với các cổ phiếu nhỏ và 9,9% lợi nhuận hàng năm đối với các cổ phiếu lớn.

Liên tục thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư sẽ cho phép tăng trưởng tăng dần theo thời gian. Thu nhập thụ động này đóng vai trò là sự bổ sung hoàn hảo cho số tiền bạn kiếm được từ những nỗ lực kinh doanh của mình.

5. Nhận thức được thị trường

Nghiên cứu từ CB Insights cho thấy 42% startup thất bại là do thiếu nhu cầu thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thiếu nhận thức về thị trường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp lẫn tài chính cá nhân.

Các doanh nhân giàu luôn nỗ lực để cập nhật các xu hướng chính có thể ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và doanh nghiệp của họ.

Ví dụ, thay đổi lãi suất có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí dài hạn khi vay vốn cho một liên doanh kinh doanh mới. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của người mua, ảnh hưởng đến thị trường cho sản phẩm của bạn.

Việc chủ động nhận thức được sự thay đổi của thị trường sẽ cảnh báo bạn theo dõi các xu hướng hoặc sự kiện có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và các khoản đầu tư khác, cho phép bạn thực hiện các hành động kịp thời để bảo vệ tài sản của mình.

Ngay cả một cái gì đó đơn giản như điều chỉnh giá trước dự đoán về sự thay đổi của thị trường có thể giúp bạn tránh được những tổn thất lớn.

Đối với nhiều người, để an toàn về mặt tài chính cá nhân đòi hỏi phải thay đổi thói quen hoặc suy nghĩ đã có từ lâu. Điều này có vẻ như là một thách thức, nhưng kết quả cuối cùng lại rất xứng đáng.

Bằng cách kiểm soát hoàn toàn cách bạn sử dụng tiền, bạn có thể gia tăng sự giàu có cá nhân đồng thời tăng cơ hội khởi nghiệp của bạn để thành công lâu dài.