Chuyển đổi số: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng

Nguyên Hoàng

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, phát biểu tại diễn đàn

Xét trên toàn cầu, xu hướng thương mại điện tử ngày càng bùng nổ nhanh chóng, đặc biệt trong thời kỳ các biện pháp giãn cách xã hội là yêu cầu bắt buộc để phòng tránh dịch bệnh.

Không bỏ lỡ cơ hội, Sách trắng Việt Nam và Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng nắm bắt xu hướng để triển khai thương mại điện tử hỗ trợ công tác xuất khẩu, đưa hàng hóa “made in Vietnam” đi khắp thế giới.

6 tháng đầu năm khi dịch COVID – 19 hoành hành, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 240 tỷ USD, thặng dư 5.46 tỷ USD cán cân thương mại hàng hóa.

Có thể nói, Việt Nam không thể tránh khỏi xu thể bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng những con số cho thấy Việt Nam làm tốt thế nào trong công tác phòng chống dịch bệnh và khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tiếp đà phục hồi và bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ, mới đây, Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA được Bộ Công thương, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn tập chung với nội dung chuyển đối số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển dựa trên Kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử Quốc gia 2021 – 2025 và Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đế năm 2025, định hướng 2030 được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngay trong tháng 5 và tháng 6.

Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Cao Quốc Hưng nói quá trình chuyển đổi số được xác định là quá trình tất yếu của Việt Nam nhằm đẩy mạnh hiện đại hóa phân phối và tăng khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp Việt Nam trong cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

“Bộ Công thương đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin từ rất sớm để cải cách thủ tịch hành chính, nhằm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực xuất nhập khẩu” Thứ trưởng Bộ Công thương.

Sự hiệu quả của chuyển đổi số góp phần làm giảm khối lượng công việc và hồ sơ giấy phải lưu tại cơ quan tổ chức xử lý thủ tục hành chính, tăng chất lượng phục vụ công và thời gian xử lý hò sơ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức từ đố thúc đẩy xuất nhập khẩu quốc gia.

Cũng theo Thứ trưởng, chúng ta có thể kỳ vọng vào xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, đây là cơ hội lớn để tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới với dân số trên 508 triệu người và GDP khoảng 18 nghìn tỷ USD.

Và ngay khi dịch bệnh được kiểm soát tại Châu Âu, EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ xóa bỏ thuế quan nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số cũng để doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các chuỗi cung ứng mới khi chuỗi cung ứng truyền thống bị đứt gãy, đình trệ như hiện nay. Đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm lệ thuộc vào một thị trường nhất định.

Bản thân EVFTA mang lại một nền tảng số giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường Châu Âu đầy hiệu quả so với trước đây.

Nhiều kế hoạch thực thi, và văn bản pháp luật cần thiết được ban hành, song song với tăng cường đối thoại, trao đổi cộng đồng doanh nghiệp nhằm gỡ bỏ khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung. cũng như trong xuất nhập nói riêng.

Bên cạnh đó, ông Hưng nhân mạnh doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung của Hiệp đinh, xu hướng, mô hình chuyển đổi số phù hợp, để chuẩn bị đầy đủ nhân tài, vật lực để đáp ứng không chỉ nhu cầu yêu cầu EVFTA mà còn thị trường Châu Âu.

Gần 500 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cùng nhiều Hội, Hiệp hội liên quan tới công nghệ thông tin và xuất nhập khẩu, cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước, cùng tham gia bàn luận, trao đổi về chuyển đổi số với cơ quan quản lý nhà nước.

Kinh tế số chiếm 4,5% – 15.5% kinh tế toàn cầu theo Báo cáo Kinh tế số 2019 của UNCTAD, với nhiều công nghệ tiên phong, blockchain, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tao, Internet vạn vật, robot và tự đông hóa, hay điện toán đám mây….

Với hai phiên chính “Chuyển đổi số với thương mại điện tử qua biên giới” và “Giải pháp Chuyển đổi số” thảo luận về sự liên quan chặt chẽ giữa chuyển đố số và xuất nhật khẩu, từ lợi ích tới hiệu quả khi tham gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thậm chí làm thế nào để chuyển đối số thành công.

Điều này đúng không chỉ với các doanh nghiệp, nó cần diễn ra đồng thời với các cơ quan quản lý nhà nước với các dịch vụ công trực tuyến.

Diễn đàn lần này nhấn mạnh cho vai trò quan trọng của website đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khi còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tạo ra hiệu quả đối với nền tảng này.

Các diễn giả cũng chỉ ra sự hiệu quả từ dữ liệu thông tin với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ phân tích hành vi khách hàng ở mọi thị trường, chăm sóc và tiếp thị sản phẩm với chi phí phấp.

Qua đó nhấn mạnh sự quan trọng của chuyển đổi số với hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến, song hành cùng sự phát triển của cơ quan quản lý nahf nước trong vai trò định hướng. Đồng thời chỉ ra tính cấp bách của chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi.

Đối với chuyển đổi số, nền tảng số, dữ liệu số và website tương thích thiết bị di động là ba yếu tố cơ bản và quan trọng. Nền tảng truy xuất nguồn gốc giúp nâng cao tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam là vấn đề nổi bật được chia sẻ tại diễn đàn.

Không chỉ là những lợi ích và hiệu quả, nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, sự quan tâm của accs nền tảng công nghệ hàng đầu, và chính sách pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng tính khả thi cho khu vực cũng được bàn luận tại Diễn đàn.